Việc tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn điều lệ là sự tất yếu trong quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. So với thủ tục giảm vốn điều lệ thì thủ tục tăng vốn điều lệ khá đơn giản. vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thực hiện thay đổi vốn điều lệ công ty? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Các trường hợp tăng vốn điều lệ công ty
Doanh nghiệp cần phải hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.
Tăng vốn điều lệ là thủ tục thường xuyên của nhiều doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển của công ty
1. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH có từ hai thành viên có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp:
– Tăng vốn góp của thành viên;
– Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
2. Đối với công ty TNHH một thành viên
Công ty có quyền tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
– Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn;
– Chủ sở hữu huy động thêm vốn góp của người khác.
3. Đối với công ty cổ phần
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, để tăng vốn điều lệ, công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động. Việc chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
– Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
– Chào bán cổ phần riêng lẻ.
– Chào bán ra công chúng.
Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hồ sơ tăng vốn điều lệ bao gồm những gì?
Đối với mỗi loại hình công ty sẽ có sự chuẩn bị hồ sơ giấy tờ khác nhau
Đối với công ty THNN một thành viên
– Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tăng vốn điều lệ
– Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
Lưu ý: Nếu công ty TNHH 1 thành viên muốn tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn vào công ty thì bắt buộc công ty chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần.
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
– Quyết định tăng vốn của Hội đồng thành viên
– Biên bản họp của Hội đồng thành viên
– Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới)
– Chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới
– Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
Đối với công ty cổ phần
– Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
– Quyết định tăng vốn của Đại hội đồng cổ đông
– Biên bản họp tăng vốn điều lệ của Hội đồng cổ đông
– Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới)
– Chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới
– Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
Lưu ý:
– Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có:
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản hợp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
Thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ công ty
Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản
Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Nội dung thông báo được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 96/2015/NĐ-CP bao gồm:
– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
– Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
– Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhânhợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh.
Kèm theo Thống báo trên cần phải có Quyết định bằng văn bản và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ.
Quyết định, biên bản họp của Hôi đồng thành viên Hoặc Đại hội đồng cổ đông và quyết định của chủ sở hữu công ty phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần. Kèm theo thông báo trên, hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ phải có các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 96/2015/NĐ-CP sau:
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
– Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty.
Bước 2: Trao giấy biên nhận
Khi nhận được thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký tăng vốn cho doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nhìn chung, thủ tục tăng vốn điều lệ đơn giản hơn giảm vốn điều lệ, tuy nhiên cũng sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp không có bộ phận pháp lý riêng hoặc chưa từng thực hiện thủ tục này trước đó. Do đó, để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email luatvanphuc@gmail.com hoặc số điện thoại 0932 350 835. Với kinh nghiệm 10 năm đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc giải quyết và tư vấn thủ tục pháp luật, Luật Vạn Phúc cam kết mang đến dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất!
>>> Tham khảo thêm: Hồ sơ thủ tục tăng vốn điều lệ công ty nước ngoài
>>> Tham khảo thêm: Quy trình, thủ tục giảm vốn điều lệ công ty