Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là hai loại giấy phép khiến không ít người mơ hồ, thắc mắc liệu giữa chúng có khác nhau hay không? Qua bài viết dưới đây, Luật Vạn Phúc sẽ giúp các bạn hiểu được khi nào cần Giấy chứng nhận đầu tư, khi nào cần giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Theo quy định tại Điều 45 Luật đầu tư 2005, giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau:
Trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nội dung đăng ký đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật đầu tư năm 2005 bao gồm:
“a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).”
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy phép hoạt động do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện đầu tư tại Việt Nam. Cách hiểu về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được quy định lần đầu tiên trong Luật đầu tư 2014 và tiếp đó là Luật đầu tư 2020. Cụ thể:
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”
(Khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư 2014)
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”
(Khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư 2020)
Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư cùng là một loại giấy phép
Từ năm 2005, Luật Đầu tư ra đời có quy định về Giấy chứng nhận đầu tư và sau này khi Luật Đầu tư năm 2014, Luật đầu tư năm 2020 ra đời đã có quy định cụ thể hơn về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo đó, khi Luật Đầu tư 2014 được ban hành, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới được luật định nghĩa rõ ràng, về cơ bản Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một văn bản bằng giấy hoặc điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư và hiện nay, Luật Đầu tư 2020 cũng đang kế thừa theo quy định này.
Khoản 1 Điều 77 Luật Đầu tư năm 2020 có quy định, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 01/01/2021 (ngày Luật đầu tư có hiệu lực) thì được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp trước đó.
Ngoài ra, trước đây,tại khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014 cũng quy định, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/7/2015 (ngày Luật đầu tư có hiệu lực) thì được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp. Nếu nhà đầu tư có yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy Giấy chứng nhận đầu tư hay Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là đều một loại giấy phép cấp cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Khi nào cần Giấy chứng nhận đầu tư?
Trước năm 2014, khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư cần tuân thủ theo quy định:
- Trường hợp đầu tư trong nước:
- Dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư dưới 15 tỷ VNĐ và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
- Dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư từ 15 tỷ VNĐ đến dưới 300 tỷ VNĐ và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Trường hợp dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư dưới 300 tỷ VNĐ và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Khi nào cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án của tổ chức kinh tế thuộc một trong những trường hợp sau:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh;
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Dịch vụ Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Luật Vạn Phúc
Sử dụng dịch vụ Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Luật Vạn Phúc hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục sau:
- Xin cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư
Luật Vạn Phúc cam kết:
- Tư vấn miễn phí toàn bộ các vấn đề pháp lý liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Soạn thảo đầy đủ, nhanh chóng và chính xác hồ sơ theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Đại diện, kết hợp cùng nhà đầu tư thực hiện các thủ tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi sát sao quá trình giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giải trình bằng văn bản với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ (nếu có);
- Hoàn thành toàn bộ hồ sơ, thủ tục và bàn giao kết quả đến tận tay khách hàng.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay có nhu cầu sử dụng Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hãy liên hệ ngay với Luật Vạn Phúc theo thông tin: