Để doanh nghiệp có thể kiểm soát được số lượng hàng hóa cũng như nhận diện được chính xác hàng hóa đó là loại hàng hóa gì, sản xuất ở đâu, sản xuất ngày tháng năm nào, hàng hóa đang được lưu tại kho số lượng còn lại là bao nhiêu, tuổi thọ của các hàng hóa trong kho như thế nào, ….để làm được những điều đó, bắt buộc doanh nghiệp, tổ chức phải ấn định mã vạch trên các sản phẩm, hàng hóa.
Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện một dãy bao gồm các chữ và số dùng để nhận diện hàng hóa. Dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ này phải đảm bảo sao cho máy quét có thể đọc được.
Các loại mã số mã vạch được cấp và quản lý hiện nay, gồm:
- Mã doanh nghiệp: là dãy số gồm ba chữ số đầu và gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo. Ba chữ số đầu được gọi là mã số quốc gia, bốn đến bảy số tiếp theo phía sau mã số quốc gia là số phân định tổ chức, doanh nghiệp.
- Mã quốc gia do tổ chức GS1 cấp và ấn định mã cụ thể cho các quốc gia thành viên. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.
- Mã số rút gọn (viết tắt là EAN 8): là dãy số có 8 chữ số quy định cho sản phẩm, loại hàng hóa có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra.
- Mã số địa điểm toàn cầu (viết tắt là GLN): là dãy số có 13 chữ số quy định cho tổ chức hoặc doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức hoặc doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.
Các loại mã số mã vạch do tổ chức hoặc doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:
- Mã số thương phẩm toàn cầu (viết tắt là GTIN): là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa), được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số 13 chữ số – viết tắt là EAN 13; mã số 14 chữ số – viết tắt là EAN 14; mã số rút gọn 8 chữ số – viết tắt là EAN 8 và mã số UCC (Uniform Code Council, viết tắt là UCC) của Hội đồng mã thống nhất của Mỹ và Canada.
- Mã số địa điểm toàn cầu:
- Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng.
Xem thêm: Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Chức năng và công dụng của việc sử dụng mã số mã vạch
Tùy vào nhu cầu quản lý sản phẩm của doanh nghiệp. Mã vạch sẽ được sử dụng để mã hóa những thông tin cơ bản sau:
- Thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, nhà sản xuất, doanh nghiệp;
- Thông tin về nơi lưu trữ hàng hóa;
- Thông tin về số hiệu lô hàng;
- Thông tin về tuổi của hàng hóa;
- Thông tin nhận diện sản phẩm;
- Thông tin về tên hoặc các thông tin khác của khách hàng, …. .
Gói dịch vụ Vạn Phúc Luật mang đến cho Quý khách hàng
- Tư vấn về chức năng, công dụng của mã số mã vạch.
- Tư vấn về các loại mã số mã vạch được cấp và quản lý hiện nay, các loại mã số mã vạch do tổ chức hoặc doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp.
- Tư vấn về số lượng vật phẩm được sử dụng trong mỗi loại mã số mã vạch.
- Tư vấn khách hàng lựa chọn loại mã số mã vạch phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Tư vấn về quy trình và thời gian thẩm định hồ sơ cấp mã số mã vạch.
- Soạn hồ sơ đăng ký mã số mã vạch theo quy định của pháp luật.
- Đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hướng dẫn khách hàng sử dụng mã số mã vạch.
- Tư vấn về phí cấp và phí duy trì mã số mã vạch.
- Tư vấn pháp lý về các trường hợp thu hồi mã số mã vạch.
Quy trình thực hiện
- Bước 1: Soạn bộ hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo quy định.
- Bước 2: Thực hiện việc đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bước 3: Nộp phí cấp mã số mã vạch tại cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 4: Theo dõi, đôn đốc quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký cấp mã số mã vạch.
- Bước 5: Nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Phí cấp và duy trì mã số mã vạch theo quy định của pháp luật hiện nay
- Phí cấp mã số mã vạch
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng): 1.000.000 đồng/mã.
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã địa điểm toàn cầu: 300.000 đồng/mã.
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN – 8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã.
- Phí duy trì mã số mã vạch
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm): 000 đồng/mã.
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm): 800.000 đồng/mã.
- Tổ chức doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm): 1.500.000 đồng/mã.
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm): 000.000 đồng/mã.
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) hoặc mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ sốEAN-8 (GTIN-8): 000 đồng/mã.
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao y công chứng);
- Danh sách sản phẩm, hàng hóa khách hàng muốn xin cấp mã số mã vạch.
Hãy đến với chúng tôi – Vạn Phúc Luật sẽ mang đến cho Quý khách hàng gói dịch vụ xin cấp mã số mã vạch nhanh nhất, chính xác nhất. Chúng tôi luôn đặt sự hài lòng của Quý khách hàng làm nền tảng cho sự thành công của Chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Tư vấn Vạn Phúc Luật
Hotline: 0932.350.835
Địa chỉ: số 10 – Nguyễn Văn Lên – Phú Lợi – Thủ Dầu Một – Bình Dương