Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những tranh chấp đang phổ biến đối với các cặp vợ chồng ly hôn ngày nay. Phải làm gì để được quyền nuôi con? Cần thực hiện thủ tục như thế nào để giải quyết tranh chấp? Dưới đây, Luật Vạn Phúc gửi đến các bạn 10 kinh nghiệm đáng giá giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
- Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con
Khi cha mẹ ly hôn, một bên trực tiếp nuôi con, bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.
– Cấp dưỡng cho con chưa thành niên: Đây là một nghĩa vụ bắt buộc vì con dưới 18 tuổi, chưa trưởng thành về mặt thể chất và tâm lý, chưa có khả năng lao động tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân. Khi con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi sống bản thân thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ với con chấm dứt.
– Cấp dưỡng cho con đã thành niên: Đối với con đã thành niên không có khả năng lao động tạo ra thu nhập thì khi ly hôn người không sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trường hợp con đã thành niên, đối với một số trường hợp đặc biệt cha, mẹ vẫn phải thcuwj hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã thành niên như:
- Con đã thành niên không có khả năng lao động;
- Con đã thành niên bị khuyết tật
Thời hạn cha mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có thể khác nhau tùy vào các căn cứ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ.
Điều kiện nuôi con khi ly hôn
Để xác định được người có thể đảm bảo tốt quyền lợi cho các con về mọi mặt, Tòa án sẽ xem xét điều kiện thực tế, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, tư cách đạo đức làm cha hoặc mẹ, thời gian có thể dành cho con,…Trên cơ sở đó, Tòa án quyết định một trong hai bên vợ, chồng, người có điều kiện thực tế trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con tốt hơn thì giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng.
Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Như vậy, có thể thấy pháp luật không hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Trừ trường hợp Tòa chấp thuận yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con nếu có lý do chính đáng.
Hạn chế quyền thăm con sau ly hôn
Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Cung cấp bằng chứng để giành quyền nuôi con
Tranh chấp quyền nuôi con là một trong những tranh chấp phổ biến xảy ra đối với những cặp vợ chồng ly hôn. Vậy, cần chuẩn bị những gì để quyền nuôi con khi ly hôn:
- Có thu nhập đảm bảo, năng lực tài chính để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho con. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng khi cha mẹ thực hiện tranh chấp giành quyền nuôi con. Khi có cuộc sống tốt, thu nhập ổn định thì cuộc sống của các con mới đảm bảo đầy đủ trong môi trường học hành và giáo dục tốt nhất.
- Không chỉ đảm bảo về mặt vật chất, yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng vì khi bản thân có thời gian chăm sóc con, yêu thương, tôn trọng con,…Để giành được quyền nuôi con chúng ta cần cung cấp về thời gian làm việc, lịch công tác, thời gian ở nhà để chăm sóc cho con.
- Ngoài ra, cũng cần chứng minh các điều kiện khác như: môi trường học tập, không gian tốt cho con phát triển…
Điều kiện để được nuôi 2 con khi ly hôn
Vợ, chồng khi ly hôn có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đối với trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con:
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Để được quyền nuôi con khi ly hôn thì vợ, chồng phải chứng minh mình có đủ các điều kiện như: thu nhập ổn định, có tài sản, nơi ở cố định, có thời gian để ở bên chăm sóc, nuôi dưỡng con,…
Ngoài ra, pháp luật quy định con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Để người cha có quyền được nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải cung cấp các chứng cứ chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dạy con cái như: có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con …
Tóm lại, nếu vợ hoặc chồng muốn được quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn thì bắt buộc phải chứng minh bản thân mình có đầy đủ các điều kiện để nuôi dạy con.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc Người thân thích, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Kinh nghiệm giành quyền nuôi con
Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số căn cứ cho quý khách hàng khi thực hiện tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn:
- Con dưới 36 tháng tuổi cần được sống trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng của mẹ. Chính vì vậy, pháp luật có quy định con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích cho con. Để giành được quyền nuôi con, người cha cần chứng minh rằng mình có đủ điều kiện chăm sóc con hơn người mẹ hoặc người mẹ đang trong thời hạn thi hành án phạt tù có giam giữ, mẹ bị nghiện hút ma túy, mẹ có lối sống đồi trụy,…
- Khi giải quyết thủ tục ly hôn, đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh ai là người có đủ điều kiện về cả mặt vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho con như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản,…Các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, điều kiện cho con vui chơi giải trí,… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.
- Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, ý kiến của trẻ từ đủ 7 trở lên cũng chỉ có ý nghĩa để Tòa án tham khảo trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc giao trẻ cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng. Cơ sở cuộc việc giao con cho một bên cha hoặc mẹ nuôi cũng phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con trên cơ sở xem xét điều kiện thực tế của cha, mẹ.
Kinh nghiệm tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú được hiểu là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, con cũng được hưởng quyền lợi như những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy, việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con ngoài giá thú cũng là một trong những dạng tranh chấp phát sinh trong dân sự. Khi tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú cần:
- Chứng minh các điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của mình tốt hơn hẳn so với người kia.
- Việc yêu cầu nuôi dưỡng con ngoài giá thú được thực hiện thủ tục tại Tóa án nhân dân cấp Quận, huyện nơi mà người con đang cư trú.
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Theo quy định pháp luật thì Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên vẫn được xác lập và thực hiện theo quy định pháp luật.
Hai bên có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con, điều kiện của cha, mẹ để giao con cho người nào có đủ quyền nuôi con khi ly hôn.
Nêu một số câu hỏi thường gặp
Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?
Người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
- Xử lí hành chính: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ Tòa án quyết định giao con cho bên nuôi dưỡng?
Khi giải quyết việc giao con cho một bên vợ, chồng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, Tòa án căn cứ vào:
- Cơ sở việc giao con că cứ vào quyền lợi về mọi mặt cho con.
- Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trên đây là 10 kinh nghiệm đáng giá giành quyền nuôi con khi ly hôn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến vợ, chồng đang tranh chấp quyền nuôi con. Nếu quý khách không tự tin và yên tâm khi làm việc với Tòa án có thể đến với dịch vụ tư vấn ly hôn của Luật Vạn Phúc. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được:
- Tư vấn, giải đáp các vướng mắc khi thực hiện tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn;
- Luật sư nghiên cứu hồ sơ và đưa ra chứng điều kiện tốt nhất cho quý khách hàng tranh chấp nuôi con;
- Luật sư đại diện tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn;
- Hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện tranh chấp.
Đọc thêm:
Hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn nhanh chóng dễ hiểu
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục ly hôn thuận tình dễ hiểu, tận tâm