Để đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội về khám, chữa bệnh hiện nay ngày càng được nâng cao, các phòng khám chuyên khoa được mở ngày càng nhiều. Trong bài viết này, Luật Vạn Phúc muốn chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến thủ tục xin giấy phép phòng khám chuyên khoa.

Giấy phép phòng khám chuyên khoa

Cơ sở pháp lý

  •  Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  •  Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  •  Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế;
  •  Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật khám chữa bệnh;
  •  Thông tư 11/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 278/2016/TT-BTC về phí của lĩnh vực y tế.

Giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa là gì?

Quy định về giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa

Kinh doanh phòng khám chuyên khoa là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực y tế. Vì vậy, khi làm thủ tục xin giấy phép phòng khám chuyên khoa cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tư cách chủ thể, trang thiết bị y tế, nhân sự như sau:

  •  Điều kiện về tư cách chủ thể:

Trước khi xin giấy phép phòng khám chuyên khoa phải thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty có ngành nghề kinh doanh liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh tùy thuộc vào quy mô vừa, nhỏ hay lớn.

  •  Điều kiện về cơ sở vật chất:
  • Phải có địa điểm cố định, bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại;
  • Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;
  • Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
  • Có thùng rác y tế đạt chuẩn theo quy định của pháp luật;
  • Có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy định và được Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt địa điểm phòng khám nha khoa chấp thuận.
  •  Điều kiện về trang thiết bị y tế:
  • Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
  • Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế nêu trên nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký;
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
  •  Điều kiện về nhân sự:
  • Là điều kiện quan trọng nhất đối với bất kỳ phòng khám chuyên khoa nào, cụ thể:

Mỗi phòng khám chuyên khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
  • Đối với mỗi phòng khám chuyên khoa khác nhau thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện tương ứng như Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng; Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền là bác sỹ hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;…
    • Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa
  • Hiện nay theo quy định của pháp luật thì bộ hồ sơ các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa;
  • Giấy chứng nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn;

Xin giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa ở đâu

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xin giấy phép phòng khám chuyên khoa tại Sở Y tế.

Quy trình giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa

  •  Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ: Cơ sở xin giấy phép mở phòng khám cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như chúng tôi đã để cập như trên. Việc chuẩn bị đầy đủ các giai đoạn sẽ giúp cơ sở không mất nhiều thời gian đi lại cũng như là các chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục.
  •  Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền: đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tại Sở y tế nơi đặt phòng khám.
  •  Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả:
  • Sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ phải cấp giấy phép mở phòng khám nếu hồ sơ đã hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị giấy phép phòng khám chuyên khoa để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Sau 60 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận yêu cầu bổ sung hồ sơ mà phòng khám không thực hiện hoặc thực hiên không đạt yêu cầu thì phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa từ đầu.
  •  Thời gian cấp giấy phép: Sở Y tế có trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ và thẩm định cơ sở trong vòng thời hạn 90 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận đầy đủ hồ sơ giấy phép phòng khám. Nếu trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì sẽ cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa.
  •  Phí làm giấy phép: Phí thẩm định cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa là 4.300.000đ/lần.

Nêu một số câu hỏi thường gặp

Bác sĩ hành nghề bao lâu thì được phép mở phòng khám chuyên khoa?

Theo quy định pháp luật người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đã đăng ký kinh doanh. Đồng thời, thời gian hành nghề ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó sẽ bảo đảm được.

Người không có chứng chỉ hành nghề mà thực hiện khám, chữa bệnh bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định hành vi khám, chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài hành vi khám, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề thì các hành vi dưới đây cũng sẽ áp dụng mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, cụ thể:

  • Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
  • Khám, chữa bệnh vượt quá chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
  • Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh để hành nghề;
  • Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh;
  • Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
  • Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

 THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA

Một số kinh nghiệm mở phòng khám chuyên khoa

Việc đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tương đối khó khăn không chỉ trong các thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện thủ tục mà ngay cả công đoạn tìm kiếm vị trí, xây dựng kế hoặc cho phòng khám cũng rất quan trọng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong công việc đăng ký giấy phép kinh doanh, Luật Vạn Phúc chia sẻ đến quý bạn đọc những kinh nghiệm khi mở phòng khám chuyên khoa cần chú ý để có thể duy trì được cở sở của mình:

  •  Lựa chọn địa điểm đặt phòng khám chuyên khoa rất quan trọng trong việc thu hút lượng khách ra vào phòng khám. Chúng ta có thể lựa chọn những vị trí đông dân, mặt tiền, bầu không khí trong lành, có bãi đậu xe và rộng rãi cũng là một trong những điều kiện có thể giúp phòng khám hoạt động hiệu quả.
  •  Việc tạo dựng được tên tuổi đối với phòng khám vừa mới thành lập là rất quan trọng. Ngoài việc quảng cáo phòng khám trên các trang điện tử, chúng ta cần chú trọng trong việc gầy dựng lòng tin với khách hàng để có thể tìm kiếm những khách hàng phù hợp, tiềm năng với từng giai đoạn.
  •  Việc vận dụng các trang thiết bị trong phòng khám phải đầy đủ nội thất, chất lượng và có thương hiệu phù hợp với tài chính của cơ sở.
  •  Chuẩn bị về đội ngũ nhân sự cũng là một trong những bước quan trọng khi mở phòng khám chuyên khoa. Việc đào tạo bài bản, chứng chỉ hành nghề đầy đủ, thân thiện với khách hàng cũng là một trong những yếu tố gây thiện cảm với khách hàng.

Quý khách hàng khi tìm hiểu quy trình thực hiện xin cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa còn vướng mắc có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp và sử dụng dịch vụ xin giấy phép phòng khám chuyên khoa. Luật Vạn Phúc cam kết khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ được thực hiện trọn gói thủ tục như:

  • Soạn thảo các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa;
  • Theo dõi, thay mặt khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
  • Đóng các khoản phí, lệ phí cấp giấy phép mở phòng khám chuyên khoa;
  • Nhận kết quả và bàn giao giấy phép đến cho khách hàng đúng thời hạn.

Đọc thêm:

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép mở phòng khám tư

Phân loại và trình tự về giấy phép thiết bị y tế

0932350835