Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý thuộc lĩnh vực hành chính để xác lập quan hệ hôn nhân gia đình giữa vợ, chồng và các con chung. Tuy nhiên, khi kết hôn với người nước ngoài, số đông mọi người chưa biết mình cần chuẩn bị những giấy tờ gì, cần lưu ý những gì khi kết hôn để tránh được những vấn đề, những rủi ro pháp lý không đáng có. Vì vậy, tìm kiếm kinh nghiệm từ những người đi trước luôn là bước đi khôn ngoan của những người đang có ý định kết hôn với người nước ngoài. Trong bài viết dưới đây, Luật Vạn Phúc sẽ chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần lưu ý:
Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn
Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài khá phức tạp và đóng vai trò quan trọng nhất trong thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Bởi lẽ, khi người có yêu kết hôn đã chuẩn bị được đủ bộ hồ sơ kết hôn với người nước ngoài thì cơ quan nhà nước bắt buộc phải giải quyết cho anh chị theo đúng trình tự pháp luật.
Anh chị cần chuẩn bị (02) bộ Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài gồm những giấy tờ sau:
* Đối với công dân Việt Nam cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định;
- Hộ chiếu hoặc CMND (bản chính) và 01 bản sao có công chứng;
- Sổ hộ khẩu bản sao công chứng;
- Xác nhận, chứng nhận độc thân do UBND có thẩm quyền cấp. Và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định pháp luật.
* Đối với công dân nước ngoài cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định;
- Hộ chiếu (01) bản sao có công chứng;
- Thẻ cư trú hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, tùy theo từng địa phương, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu bổ sung một số loại giấy tờ theo quy định để hoàn tất hồ sơ kết hôn với người nước ngoài.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn
Khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài, bạn có thể thực hiện tại một trong những cơ quan sau. Một là, tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam. Hai là, tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.
Thực tế cho thấy, rất khó tìm ra điểm chung khi xác định cơ quan đăng ký kết hôn cho mọi cặp đôi. Bởi lẽ, mỗi bạn sẽ có những hoàn cảnh khác nhau. Cơ quan này có thể phù hợp với cặp đôi này nhưng chưa chắc đúng với cặp đôi kia. Với kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài, Luật Vạn Phúc xin đưa ra một số lưu ý khi xác định cơ quan đăng ký kết hôn có thể tham khảo các yếu tố sau:
Đăng ký kết hôn tại quốc gia nơi cư trú
Nếu hai bên nam nữa đang cùng cư trú tại một quốc gia thì nên kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó. Bởi lẽ, do cùng cư trú tại một quốc gia nên không khó để hai bên nam, nữ liên hệ, cùng nhau chuẩn bị hồ sơ, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và đăng ký kết hôn.
Đăng ký kết hôn tại nước có thủ tục đăng ký kết hôn dễ hơn
Nguyên tắc này dựa trên sự đánh giá về tính phức tạp của thủ tục đăng ký kết hôn của mỗi quốc gia. Quốc gia nào có thủ tục đăng ký kết hôn phức tạp hơn thì tất yếu bạn không nên lựa chọn.
Đăng ký kết hôn tại quốc gia dự định sẽ sinh sống sau khi đăng ký kết hôn
Khi cơ quan đăng ký kết hôn của Việt Nam và của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch không có sự khác biệt lớn về mức độ khó dễ của thủ tục đăng ký kết hôn thì bạn nên ưu tiên đăng ký kết hôn tại cơ quan của quốc gia mà bạn dự định sẽ cư trú sau khi kết hôn.
Bởi lẽ, do giấy tờ đăng ký kết hôn do cơ quan của quốc gia đó cấp nên bạn sẽ dễ dàng sử dụng để thực hiện các thủ tục có liên quan khác mà không cần phải chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự như khi bạn sử dụng giấy tờ do cơ quan không phải của quốc gia đó cấp.
Phỏng vấn kết hôn với người nước ngoài
Câu hỏi phỏng vấn thường hỏi về vấn đề gì?
Với kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài, Luật Vạn Phúc đã đúc kết các vấn đề bạn cần hiểu và nhớ rõ khi trả lời phỏng vấn kết hôn.
- Thông tin cá nhân: tuổi tác, địa chỉ, nghề nghiệp, thông tin gia đình người bảo lãnh, …
- Thông tin về đời sống, môi trường làm việc và tài chính: làm gì, học gì, địa chỉ làm việc, nên biết thu nhập chồng, hôn phu là bao nhiêu, tài sản như nhà, xe, đóng thuế, làm bao nhiêu một giờ, ai là người chi trả phí đám cưới, nhà chồng cho bao nhiêu; …
- Thông tin về mối quan hệ: ngày đầu quen nhau, thời gian quen nhau cho đến khi đăng ký kết hôn là bao lâu, vì sao yêu nhau, quen nhau do ai giới thiệu, hiện tại có mấy người con, người bảo lãnh về bao nhiêu lần, lần cuối về khi nào? …
Lưu ý: Tất cả các thông tin bạn trả lời trong buổi phỏng vấn cần chính xác và nhất quán theo lời khai thông tin trong hồ sơ và các bằng chứng mang theo.
Tạo sự tin tưởng trong buổi phỏng vấn
Mọi viên chức Lãnh sự đều có nghiệp vụ cao, khả năng sẽ quan sát, nắm bắt tâm lý rất tốt vì vậy khi đi phỏng vấn nên có tác phong nghiêm chỉnh, biểu cảm, cử chỉ nên thành thật để viên chức có sự tin tưởng với bạn.
Bởi vì, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ tốt, yếu tố trang phục, cử chỉ, biểu cảm cũng là các mấu chốt để viên chức phỏng vấn đánh giá bạn thành thật, nghiêm túc và đáng tin tưởng mà thông qua phỏng vấn.
Một vài điểm bạn cần chú ý như sau:
- Phong thái: trang phục lịch sự. gọn gàng.
- Thái độ: nghiêm túc, không giễu cợt, cười đùa lớn tiếng, chấp hành nội quy và nghe theo sự hướng dẫn của nhân viên Lãnh sự.
- Cách trả lời câu hỏi của Người phỏng vấn cần đúng trọng tâm, rõ ràng, dứt khoát, logic và nhất quán với thông tin đã khai. Bạn không được nói dối, nói vòng vo, lan man.
- Cử chỉ: ánh mắt nhìn thẳng, không liếc ngang liếc dọc, tư thế đứng thẳng, chân tay nghiêm chỉnh, hãy thể hiện sự tự tin, thoải mái, chân thành thì chắc chắn viên chức Lãnh sự sẽ cảm nhận được.
Nắm được những kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài chắc chắn các bạn sẽ hoàn thành tốt buổi phỏng vấn kết hôn.
Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài
Ngoài vướng mắc về phỏng vấn kết hôn với người nước ngoài thì khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam, rất nhiều bạn gặp khó khăn, cũng như chưa có kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài khi đi khám sức khỏe trước kết hôn với người nước ngoài. Bởi lẽ, không phải giấy chứng nhận sức khỏe của bất kỳ cơ sở y tế nào cũng được chấp nhận để đăng ký kết hôn. Chỉ những cơ sở có chức năng khám về tâm thần và được phép khám sức khỏe kết hôn thì kết quả khám sức khỏe mới có giá trị pháp lý.
Trường hợp đã khám sức khỏe tại nước ngoài, kết quả khám sức khỏe có thể sử dụng tại Việt Nam nhưng phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt (tốn thời gian và chi phí hơn khám sức khỏe tại Việt Nam).
Trong trường hợp sử dụng dịch vụ làm giấy tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài, với kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài Vạn Phúc Luật sẽ hướng dẫn, hỗ trợ quý khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện có thẩm quyền tại Việt Nam. Nếu khách hàng đã khám sức khỏe tại nước ngoài, kết quả khám sức khỏe có thể sử dụng tại Việt Nam nhưng phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt (tốn thời gian và chi phí hơn khám sức khỏe tại Việt Nam).
Một số câu hỏi thường gặp
Bằng kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài Luật Vạn Phúc xin giải đáp một số câu hỏi của quý bạn đọc như sau:
Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài mất thì có xin cấp lại được không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy chứng nhận kết hôn chỉ được cấp một lần duy nhất. Khi giấy này đã được cấp và có hiệu lực pháp luật thì không cấp lại.
Công dân có nhu cầu thì làm tờ khai xin cấp trích lục đăng ký kết hôn và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ trên tờ khai của công dân và Sổ hộ tịch gốc, cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục kết hôn. Trích lục kết hôn có giá trị tương đương giấy tờ gốc. Nội dung của bản trích lục ghi đầy đủ sự kiện đăng ký kết hôn nhưng ghi rõ được trích ra từ trong sổ hộ tịch gốc.
Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài không?
Theo quy định về việc kết hôn với người nước ngoài của Đảng viên tại Điều 25 Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, để đảng viên được phép kết hôn với người nước ngoài thì người đảng viên muốn kết hôn cần đáp ứng một số những điều kiện sau đây:
- Phải đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam: Về độ tuổi, về ý chí, về năng lực chủ thể và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.
- Không thuộc đối tượng có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.
- Có báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người muốn kết hôn và được xác nhận đồng ý của chi bộ.
Hai người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam có được không?
Theo quy định tại Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định pháp luật Việt Nam.
Giấy kết hôn người nước ngoài do Việt Nam cấp có dùng tại quốc gia khác được không?
Đăng ký kết hôn tại một quốc gia thì mới được pháp luật của nước đó công nhận quan hệ hôn nhân, quốc gia còn lại sẽ không biết tới quan hệ hôn nhân của bạn nếu không khai báo.
Do đó, nếu kết hôn tại Việt Nam thì bạn sẽ phải ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì giấy kết hôn mới có hiệu lực tại nước đó.
Trên thực tế, việc đúc kết kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài là cực kỳ khó khăn. Bởi lẽ, pháp luật Việt Nam có những quy định riêng về giấy tờ đăng ký kết hôn của công dân mỗi nước. Do đó, kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài chỉ có được từ những đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký kết hôn với người nước ngoài lâu năm, uy tín.
Là đơn vị có hàng chục năm tư vấn, kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài dày dặn đã hỗ trợ hàng chục ngàn trường hợp đăng ký kết hôn với công dân của rất nhiều nước trên thế giới. Luật Vạn Phúc chắc chắn sẽ hỗ trợ quý khách nhanh nhất với sự chuyên nghiệp, uy tín cao.
Đọc thêm