Thời gian gần đây hiện tượng lừa cọc xảy ra rất nhiều do chủ quan, nôn nóng khi làm hợp đồng đặt cọc xe ô tô khi không nghiên cứu, tìm hiểu kĩ các quy định. Để có thể chắc chắn không bị lừa tiền cọc khi thực hiện giao dịch mua bán xe cần phải quy định chi tiết các điều khoản trong hợp đồng. Hiểu được tâm lý của khách hàng, Luật Vạn Phúc xin chia sẻ đến quý bạn đọc một vài quy định pháp luật cơ bản về hợp đồng đặt cọc xe ô tô qua bài viết dưới đây nhé!

hợp đồng đặt cọc xe ô tô

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Đặt cọc xe ô tô là gì?

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng đặt cọc xe ô tô là việc bên mua xe chuyển một số tiền cọc cho bên  bán để đảm bảo giao dịch mua bán xe được thực hiện trong tương lai.

Một số quy định về hợp đồng đặt cọc xe ô tô

Điều kiện hợp đồng đặt cọc xe ô tô có hiệu lực

Hợp đồng đặt cọc mua bán xe ô tô cũng là một giao dịch dân sự theo quy định Bộ luật dân sự 2015. Để hợp đồng đặt cọc xe có hiệu lực thì giao kết hợp đồng cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Chủ thể mua bán xe phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch mua xe ô tô được xác lập;
  • Chủ thể tham gia kí hợp đồng đặt cọc xe ô tô phải hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của cả hai bên;
  • Mục đích và nội dung hợp đồng đặt cọc xe ô tô không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đối tượng và nội dung hợp đồng đặt cọc xe

  • Đối tượng

Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đối tượng đặt cọc là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

  • Nội dung hợp đồng đặt cọc xe

Một hợp đồng đặt cọc mua xe ô tô mới cần đảm bảo về các nội dung, không được vi phạm điều cấm của pháp luật, bao gồm:

– Tài sản đặt cọc (tiền, kim khí quý, đá quý,…);

– Thời hạn đặt cọc;

– Mục đích đặt cọc: thực hiện hợp đồn mua xe ô tô;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc;

– Xử lý tiền đặt cọc khi thực hiện hợp đồng chính ?(hợp đồng mua xe ô tô);

– Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Thủ tục khởi kiện hợp đồng đặt cọc xe ô tô

– Chuẩn bị hồ sơ: Người khởi kiện yêu cầu bồi thường tiền đặt cọc cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện đòi tiền đặt cọc mua xe ô tô;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh hợp đồng đặt cọc mua xe ô tô;
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu gia đình.

– Nộp tại cơ quan có thẩm quyền: Đối với tranh chấp yêu cầu bồi thường tiền đặt cọc mua xe ô tô thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền giải quyết.

– Tiếp nhận, kiểm tra và trả kết quả:

Khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc mua xe ô tô thì có trách nhiệm ghi giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Lệ phí đòi tiền cọc: Án phí yêu cầu trả lại tiền cọc giống như đối với án phí giải quyết vụ án dân sự không có giá ngạch là 300.000 đồng

Mẫu hợp đồng đặt cọc xe ô tô

Để bảo đảm được quyền lợi của mình khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc xe ô tô thì việc đáp ứng đầy đủ nội dung là rất quan trọng. Qúy khách hàng có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc xe ô tô tại đây.

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA XE Ô TÔ

(Số: ……………./HĐĐC)

 

Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ………………….…………………………

Chúng tôi gồm có:

BÊN ĐẶT CỌC (BÊN A):

Ông (Bà): …………………………………………………………………………. Năm sinh:………………..…….

CMND số: ………………………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp ………………………………….

Hộ khẩu: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………

 

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (BÊN B):

Ông (Bà): ……………………………………………………… Năm sinh:………………………………………….

CMND số: ………………………….…… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp ……………………………………

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………

Hai bên đồng ý thực hiện việc đặt cọc theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC (1)

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: …………….., kể từ ngày ….. tháng …… năm ……

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
  2. b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;
  3. c) Các thỏa thuận khác …

4.2. Bên A có các quyền sau đây:

  1. a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
  2. b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
  2. b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác …

5.2. Bên B có các quyền sau đây:

  1. a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).
  2. b) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

7.1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

7.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

7.3. Các cam đoan khác…

 ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

8.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.

8.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

8.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

 

                               BÊN A                                                                          BÊN B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                     (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

hop-dong-dat-coc-mua-xe-oto

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc xe ô tô

Với kinh nghiệm nhiều năm soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua xe ô tô mới, Luật Vạn Phúc chia sẻ với quý khách hàng những lưu ý khi soạn hợp đồng đặt cọc xe ô tô để đảm bảo quyền lợi cho mình như sau:

  • Một lưu ý đầu tiên là điều kiện chủ thể thực hiện hợp đồng đặt cọc xe ô tô phải đảm bảo theo quy định pháp luật dân sự. Trong đó, người thực hiện giao kết hợp đồng phải là người có năng lực dân sự và năng lực hành vi, giao dịch phải trên tinh thần tự nguyện.
  • Khi đã thống nhất về giá, ngân sách thì khoan vội đặt cọc vì khi đặt cọc rồi sẽ khó lấy lại nếu như bạn không lấy xe nữa, có thể mất luôn tiền cọc. Vì vậy, bạn pải nghiên cứu thật kĩ trước khi thực hiện đặt cọc.
  • Cần trình bày các nội dung về Thông tin của bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc; số tiền đặt cọc; Mục đích đặt cọc; Thời hạn đặt cọc; Quyền và nghĩa vụ hai bên; Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc; Phương thức giải quyết tranh chấp minh bạch, rõ ràng.
  • Không nên sử dụng hợp đồng theo mẫu sẵn của nơi bán xe vì tùy vào nhu cầu của mỗi khách hàng mà có những điều khoản trong hợp đồng khác nhau và những hợp đồng mẫu của đại lý bán xe sẽ có điều khoản có lợi hơn cho người bán.
  • Để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi xảy ra tranh chấp hợp đồng đặt cọc thì việc công chứng hợp đồng đặt cọc xe ô tô là rất quan trọng.

hop-dong-dat-coc-mua-xe-oto

Một số câu hỏi thường gặp

Có lấy lại được tiền cọc sau khi đã cọc mua xe ô tô không?

Khi hai bên có thực hiện việc giao kết thỏa thuận đặt cọc mua xe ô tô thì:

  • Trường hợp hợp đồng mua bán xe được giao kết thì số tiền đặt cọc sẽ được bên bán xe sẽ được trả lại cho bên mua hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
  • Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác, nếu không trường hợp bạn từ chối việc thực hiện hợp đồng mua xe thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên bán chiếc xe;
  • Trường hợp người bán xe không muốn bán xe thì họ phải trả lại cho bạn số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc.

Em có nhờ người đặt cọc mua xe ô tô, có giấy chứng nhận cọc tiền. Bây giờ do họ không có xe để giao và cũng không trả tiền cọc lại thì e làm đơn kiện được không?

Đối với câu hỏi của bạn, Luật Vạn Phúc xin trả lời như sau:

  • Trường hợp 1: Nếu như người nhận tiền cọc xe của bạn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể là đơn tố giác gửi lên công an giải quyết.
  • Trường hợp 2: Bạn có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại hợp đồng đặt cọc xe ô tô đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết hậu quả việc không thực hiện hợp đồng đặt cọc.

Trên đây là tổng hợp chia sẻ của Luật Vạn Phúc về hợp đồng đặt cọc xe ô tô. Việc tìm hiểu và nghiên cứu các quy định pháp luật về đặt cọc sẽ giúp cho mọi người biết thêm kiến thức để mua xe thuận lợi và đàm phán được nhiều điều khoản có lợi cho mình sau này.

Nếu trong quá trình tìm hiểu quý khách hàng còn thắc mắc về các quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc xe ô tô hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn hay khởi kiện liên quan đến hợp đồng đặt cọc xe có thể liên hệ ngay cho Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ nhé.

Đọc thêm:

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà, lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc

Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

 

0932350835