Ngày nay, với sự phát triển của doanh nghiệp đã giải quyết được nhu cầu việc làm cho nhiều người lao động trong nước. Tuy nhiên, thực trạng tranh chấp lao động diễn ra ngày cũng một phổ biến và phức tạp do các bên chủ thể không nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

Hiểu được khó khăn của khách hàng về thủ tục, trình tự thực hiện cũng như lựa chọn phương thức giải quyết,…Vì vậy, Luật Vạn Phúc xin chia sẻ đến quý bạn đọc cách giải quyết tranh chấp lao động qua bài viết dưới đây nhé!

Tranh chấp lao động là gì?

Trước khi tìm hiểu về giải quyết tranh chấp lao động, chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm tranh chấp lao động là gì?

Theo quy định Bộ Luật Lao động 2019, tranh chấp lao động là sự phát sinh mẫu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ lao động trong quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động giữa các quan hệ xã hội như: tranh chấp giữa các tổ chức lao động, tranh chấp liên quan trực tiếp đến người lao động.

giải quyết tranh chấp lao động 1

Các loại tranh chấp lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2019 thì tranh chấp lao động được chia thành các loại sau:

  • Tranh chấp lao động cá nhân:loại tranh chấp phát sinh giữa người lao động với người sử dụng lao động; người lao động và doanh nghiệp, người lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng với tổ chức; người lao động được thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  • Tranh chấp lao động tập thể: có 2 dạng tranh chấp tập thểlà tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích giữa các tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hay giữa các tổ chức người sử dụng lao động.

Tranh chấp cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hòa giải viên lao động

Các tranh chấp cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết bằng thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động trước khi có yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, các tranh chấp lao động dưới đây không bắt buộc phải hòa giải:

  • Tranh chấp liên quan đến việc xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải hoặc bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp về trợ cấp, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng;
  • Tranh chấp giữa người giúp việc và người sử dụng lao động;
  • Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp,  bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật tương ứng.
  • Tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với tổ chức về bồi thường thiệt hại.
  • Tranh chấp giữa người lao động được thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Đối với trường hợp các tranh chấp không phải thực hiện thủ tục hòa giải mà chúng tôi đã đề cập phía trên hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải theo quy định nhưng không thành thì các bên tranh chấp được tự do thỏa thuận lựa chọn các phương thức giải quyết sau:

  • Phương thức thông qua Hội đồng trọng tài lao động;
  • Phương thức Tòa án;

giải quyết tranh chấp lao động 2

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Khi các bên có thỏa thuận yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động không được pháp yêu cầu đồng thời Tòa án giải quyết. Trường hợp sau 07 ngày làm việc tính từ ngày Ban trọng tài lao động nhận được yêu cầu nhưng không được thành lập hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền thông qua phương thức Tòa án.

Đối với trường hợp khi có quyết định giải quyết tranh chấp lao động của Ban trọng tài lao động nhưng một trong các bên không thi hành thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Tòa án nhân dân

Các bên tranh chấp lao động được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những trường hợp không bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải hoặc trường hợp một trong các bên không hoặc trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp lao động của Ban trọng tài lao động.

Lưu ý: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

  • Thời hiệu để yêu cầu hòa giải viên thực hiện hòa giải các tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng tính từ ngày các bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
  • Thời hiệu để yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết là 09 tháng tính từ ngày các bên tranh chấp cho là quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm tính từ ngàycác bên phát hiện và cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
  • Đối với những trường hợp do sự kiến bất khả kháng, trở ngại khách quan mà các bên không yêu cầu giải quyết theo đúng thời hạn pháp luật quy định thì phải chứng minh để được không tính thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động.

Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động.

Các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết phải được thực hiện thủ tục hòa giải trước.

giải quyết tranh chấp lao động 3

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Khi giải quyết tranh chấp lao động, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bênbằng hình thức thương lượng trong cả quá trình giải quyết.
  • Nguyên tắc coi trọng phương thức giải quyết hòa giải, trọng tàithương mại trên cơ sở đảm bảo, tôn trọng quyền và lợi ích giữa các bên, lợi ích của xã hội, tuân thủ quy định pháp luật.
  • Nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, nhanh chóng, kịp thờivà đúng pháp luật.
  • Nguyên tắc bảo đảm đầy đủ sự tham gia của các bên liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động.
  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp được cơ qaun có thẩm quyền thực hiện khi có yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, cá nhân, tổ chức được các bên tranh chấp đồng ý.

Các phương thức giải giải quyết tranh chấp lao động

Theo quy định Bộ luật lao động 2019 thì phương thức giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến lao động bao gồm:

  • Thương lượng: các bên tranh chấp thực hiện đối thoại với nhau để đưa ra thỏa thuận và đưa ra những phương án về giải quyết tranh chấp mà không thông qua một bên thứ 3 nào.
  • Hòa giải cơ sở: thông qua bên thứ 3 để hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng và thỏa thuận với nhau.
  • Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động: hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án.

Trên đây là các phương thức giải quyết tranh chấp lao động, người sử dụng lao động và tập thể lao động cần tìm hiểu để lựa chọn phương thức giải quyết tối ưu nhất khi xảy ra tranh chấp về lao động.

giải quyết tranh chấp lao động 4

Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động của luật Vạn Phúc

Để có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng, Công ty Luật Vạn Phúc cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động với nội dung sau:

  • Tư vấnquy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên xảy ra tranh chấp và đưa ra phương án, căn cứ giải quyết cho khách hàng;
  • Hướng dẫnkhách hàng chứng minh và thu thập chứng cứ đầy đủ để hỗ trợ công tác giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng và hiệu quả;
  • Tham gia vào thủ tụcđàm phán, hòa giải;
  • Tư vấntrình tự, thủ tục khởi kiện trong trường hợp khách hàng có yêu cầu khởi kiện;
  • Chúng tôi cử luật sư đại diện để bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án hoặc thi hành án;

Với kinh nghiệm hoạt động trên 10 năm kinh nghiệm, Luật Vạn Phúc tự tin là đơn vị sẽ mang đến chất lượng và hiệu quả tốt nhất đến khách hàng khi sử dụng dịch vụ bên chúng tôi. Nếu quý khách hàng đang có bất cứ thắc mắc hoặc khó khăn nào liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động có thể liên hệ ngay Luật Vạn Phúc để được tư vấn và giải đáp tận tình từ đội ngũ chuyên viên chúng tôi nhé!

Xem thêm:

Tư vấn luật lao động

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp uy tín tại Bình Dương

Hướng dẫn quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

0932350835