Hiện nay, vấn đề thành lập công đoàn cơ sở luôn được nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu quy định pháp luật về công đoàn cũng như trình tự, thủ tục thực hiện.
Vì vậy hôm nay, Luật Vạn Phúc xin giới thiệu đến quý bạn đọc dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở qua bài viết dưới đây. Mọi người có nhu cầu tìm hiểu thì có thể tham khảo để hiểu rõ hơn nhé!
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019;
- Luật công đoàn 2012;
- Nghị định 95/2013/ND-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
Theo quy định, để thành lập công đoàn cơ sở cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Công đoàn cơ sở được thành lập tại một hoặc một số đơn vị được sử dụng nguồn lao động và hoạt động hợp pháp;
- Doanh nghiệp có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở
Bước 1: Tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở
Khi đơn vị có từ 03 lao động trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp tự nguyện làm đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự thực hiện tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động, tuyên truyền thành lập công đoàn cơ sở.
Bước 2: Tổ chức đại hội để thành lập công đoàn cơ sở
Ban vận động tiến hành tổ chức hội nghị về việc thành lập công đoàn cơ sở qua các nội dung như: Báo cáo quá trình vận động của người lao động tự nguyện gia nhập và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở; Báo cáo danh sách người lao động tự nguyện viết đơn gia nhập công đoàn; Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở; Bầu Ban chấp hành và thông qua chương trình hoạt động công đoàn cơ sở.
Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên
Sau 15 ngày làm việc tình từ ngày sau khi kết thúc đại hội, Ban chấp hành lập công đoàn cơ sở sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị gửi lên công đoàn cấp trên xem xét, phê duyệt. Và trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thì công đoàn cấp trên có trách nhiệm:
- Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sởdựa trên tuân thủ và đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; việc bầu cử tại đại hội và bầu cử tại hội nghị ban chấp hành phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Nếu xét thấycông đoàn cơ sở được thành lập đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì công đoàn cấp trên sẽ ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, ban chấp hành và các chức danh theo quy định.
- Trường hợp khôngđáp ứng đủ điều kiện công nhận đoàn viên/công đoàn cơ sở/các chức danh được bầu thì công đoàn cấp trên sẽ có văn bản thông báo cho tập thể người lao động được biết và hướng dẫn thực hiện quy trình, thủ tục đúng tuy định để được công nhận hoặc tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động trên tinh thần tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Khi được công đoàn cấp trên công nhận thì ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành thực hiện thủ tục khắc dấu; triển khai tổ chức hoạt động theo quy định; theo hướng dẫn của công đoàn cấp trên và kế hoạch hoạt động đã được thống nhất tại hội nghị liên quan đến thành lập công đoàn cơ sở.
Việc không có kinh nghiệm thực hiện thủ tục thành lập công đoàn sẽ gây mất rất nhiều thời gian, chi phí chó người thực hiện. Để có thể giúp quý khách hàng có thể thực hiện công việc suôn sẻ, nhanh chóng thì mọi người có thể tham khảo dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở của chúng tôi nhé!
Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở
Khi thành lập công đoàn cơ sở cần chú ý công tác chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ phải được chấp hành theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và đảm bảo tuân thủ quy định theo Quyết định số 174/QĐ-TLĐ. Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Công văn đề nghị về việc thành lập công đoàn cơ sở;
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh có hiệu lực trong vòng 6 tháng có công chứng;
- Danh sách đề cử Ban chấp hành;
- Danh sách đoàn viên tự nguyện kết nạp;
- Bản dự thảo về thỏa ước lao động tập thể;
- Đơn đề nghị gia nhập Công đoàn của từng ngườilao động trong doanh nghiệp;
- Bản saobáo cáo tình hình liên quan đến việc sử dụng lao động đã được phòng lao động của TBXH xem xét và phê duyệt.
Nếu quý khách không hiểu rõ các giấy tờ liên quan đến hồ sơ thành lập công đoàn có thể liên hệ ngay cho Luật Vạn Phúc để sử dụng dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở tại Luật Vạn Phúc
Luật Vạn Phúc tự tin là một trong những văn phòng luật sư tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở uy tín tại Bình Dương. Chúng tôi sở hữu một đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng mọi lúc, mọi nơi liên quan đến lĩnh vực pháp lý. Chúng tôi hoạt động xây dựng trên nguyên tắc tập trung, hạn chế rủi ro có thể phát sinh và định hướng, đưa ra những giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Khách hàng khi đến với dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở của Luật Vạn Phúc sẽ được:
- Đảm bảo tính pháp lý, chính xác trong quá trình thực hiện thủ tục, chuẩn bị hồ sơ;
- Tư vấn đến khách hàng những quy định liên quan đến công đoàn và dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở một cách chi tiết, ngắn gọn, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật;
- Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và công sức cho việc đi lại;
- Đảm bảo hoàn thành tiến độ như đã cam kết trong hợp đồng dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở;
- Mọi thông tin quý khách cung cấp được bảo mật tuyết đối 100%.
Luật Vạn Phúc luôn cam kết với khách hàng khi sử dụng dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở sẽ được hiểu rõ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan để có thể trang bị cho mình kiến thức chuyên sâu; đồng thời chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng một chất lượng cũng như hiệu quả dịch vụ một cách tốt nhất.
Trên đây là những tư vấn của Luật Vạn Phúc về dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở. Quý khách hàng nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần hỗ trợ, tư vấn chi tiết hơn cũng như sử dụng dịch vụ thành lập công đoàn cơ sở vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể ngay hôm nay nhé!