Dịch vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư - Công ty Luật Vạn Phúc Lộc

An toàn pháp lý – An tâm phát triển

Căn cứ theo Luật Đầu tư 2020, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP về giám sát, đánh giá đầu tư và Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, Nhà đầu tư/tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam có trách nhiệm nộp các báo cáo liên quan đến dự án đầu tư.  

Nếu không thực hiện báo cáo dự án đầu tư theo quy định, nhà đầu tư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Ngoài ra, Nhà đầu tư có thể gặp khó khăn khi điều chỉnh dự án, gia hạn thời gian hoạt động hoặc thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép khi không báo cáo dự án đầu tư theo quy định pháp luật.  

Nếu Nhà đầu tư chưa nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến báo cáo dự án đầu tư, VPL sẽ hỗ trợ quý khách hàng hàng! 

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 72 Luật Đầu tư 2020, thì Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có trách nhiệm báo cáo về hoạt động đầu tư lên cơ quan cấp trên theo quy định. 

Phạm vi dịch vụ 

Đối với dịch vụ Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư, Công ty Luật Vạn Phúc (VPL) hỗ trợ quý khách hàng thực hiện các công việc sau: 

Nhận tư vấn dịch vụ

Điểm mạnh của VPL

 Quy trình cung cấp dịch vụ

VPL cung cấp Dịch vụ báo cáo hoạt động đầu tư cho khách hàng theo quy trình: 

Bước 01: Tiếp nhận yêu cầu và thu thập hồ sơ ban đầu

  • Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
  • Tư vấn sơ bộ
  • Khách hàng cung cấp thông tin

Bước 02: Soạn thảo, rà soát và hoàn thiện báo cáo

  • Soạn thảo báo cáo
  • Rà soát và đối chiếu dữ liệu
  • Trao đổi và điều chỉnh (nếu cần)
  • Hoàn thiện báo cáo cuối cùng

Bước 03: Nộp báo cáo và theo dõi kết quả

  • Hướng dẫn thủ tục nộp báo cáo
  • Đại diện nộp báo cáo (tùy chọn)
  • Theo dõi và cập nhật tình hình
  • Lưu trữ hồ sơ

Bước 04: Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh

  • Nhận diện và đánh giá vấn đề
  • Tư vấn hướng giải quyết
  • Hỗ trợ thực hiện các thủ tục tiếp theo
  • Đồng hành cho đến khi vấn đề được giải quyết

Câu hỏi thường gặp

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, căn cứ Luật Đầu tư 2020 và Nghị định số 29/2021/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư, nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế thực hiện dự án có nghĩa vụ nộp các báo cáo định kỳ sau: 

  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư (báo cáo quý và báo cáo năm). 
  • Báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư (báo cáo 6 tháng và báo cáo năm). 
  • Báo cáo điều chỉnh và chấm dứt dự án đầu tư (nếu có phát sinh) 

Dưới đây là bảng tóm tắt thời điểm và tần suất thực hiện một số mẫu báo cáo dự án đầu tư tiêu biểu: 

Mẫu số  Tên báo cáo  Tần suất báo cáo  Thời gian nộp 
13  Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư  6 tháng và cả năm  – 6 tháng: Trước ngày 10/7
– Năm: Trước ngày 31/3 năm sau 
15  Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư    Trước khi điều chỉnh dự án đầu tư 
17  Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành   6 tháng và cả năm  – 6 tháng: Trước ngày 10/7
– Năm: Trước ngày 31/3 năm sau 

 

16  Báo cáo đánh giá kết thúc    Trước khi chấm dứt dự án đầu tư 

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 15  Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định. 

Điểm c Khoản 1 Điều 72 Luật Đầu tư 2020 quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam là phải “thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư”. Luật không quy định ngoại lệ cho trường hợp chưa triển khai dự án. Ngay cả khi dự án chưa triển khai, nhà đầu tư vẫn cần báo cáo về “tình hình thực hiện các mục tiêu và tiến độ dự án đầu tư”. Trong trường hợp này, nội dung báo cáo sẽ thể hiện rõ ràng việc dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa triển khai các hoạt động xây dựng, sản xuất kinh doanh, và nêu rõ tiến độ dự kiến (nếu có).  

Mỗi dự án đầu tư sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ có một mã số định danh riêng. Tương ứng với đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp một tài khoản báo cáo riêng cho từng dự án. Do đó, nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế thực hiện dự án có trách nhiệm lập báo cáo độc lập cho mỗi dự án. Báo cáo này cần được gửi đến cơ quan đăng ký đầu tư tại địa phương nơi dự án được triển khai. 

Điểm c Khoản 1 Điều 72 Luật Đầu tư 2020 quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam là phải “thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư“. Luật không quy định ngoại lệ cho trường hợp không phát sinh hoạt động. Do đó, trường hợp dự án không phát sinh hoạt động, Nhà đầu tư/ tổ chức kinh tế thực hiện dự án vẫn phải nộp báo cáo, và ghi rõ nội dung “Không phát sinh” trong từng chỉ tiêu báo cáo để đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ quy định. 

Dịch Vụ Luật sư tư vấn cho cá nhân, doanh nghiệp

LIÊN HỆ VỚI VPL

    • Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline hoặc điền thông tin theo mẫu để nhận tư vấn chi tiết về Dịch vụ Báo cáo dự án đầu tư!

 

 

Hotline:0247 650 7999



    0932350835