Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhiều công ty đã phát triển mở rộng kinh doanh của mình bằng hình thức mở các văn phòng đại diện để có thể dễ dàng xúc tiến hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, việc hoạt động doanh nghiệp không hiệu quả dẫn đến phải đóng văn phòng, giải thể công ty cũng rất nhiều trên thương trường cạnh tranh ngày nay. Vậy, Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:
Các trường hợp Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”.
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, thì các trường hợp giải thể văn phòng đại diện nước ngoài như sau:
- Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.
- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. Điều này có nghĩa khi doanh nghiệp không còn tồn tại thì mặc định văn phòng đại diện của doanh nghiệp đó cũng chấm dứt hoạt động.
- Hết thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.
- Hết thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp giấy phép đồng ý gia hạn.
- Bị thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Không gửi báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề hoạt động của mình đến Cơ quan cấp giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
- Thương nhân nước ngoài không đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 06/2016/NĐ-CP.
Thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Hoàn thành các nghĩa vụ khi Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Theo Điều 72 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì trước khi thông báo Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài văn phòng đại diện cần:
- Hoàn thành tất cả các nghĩa vụ về thuế (chấm dứt hiệu lực mã số thuế và quyết toán thuế), bảo hiểm xã hội với cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời thông báo và giải quyết các chế độ trong hợp đồng lao động của người lao động.
- Sau khi cơ quan thuế ra quyết định chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì Văn phòng đại diện thực hiện đóng tài khoản ngân hàng đã mở.
Thực hiện trả dấu tại cơ quan công an nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở theo quy định Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, trong đó hồ sơ bao gồm:
- Công văn trả dấu;
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng;
- Con dấu của Văn phòng đại diện;
- Giấy ủy quyền người đi trả dấu.
Việc thực hiện các nghĩa vụ trước khi thực hiện giải thể văn phòng đại diện nước ngoài sẽ tránh được những rủi ro, hậu quả về hành vi vi phạm pháp luật sau này.
Chuẩn bị hồ sơ Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Hồ sơ Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Thông báo về việc Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (Phụ lục II-22, Thông tư 02/2019/TT-BTC) trừ trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao các văn bản của Cơ quan cấp giấy phép không gia hạn giấy phép thành lập văn phòng hoặc bản sao Quyết định thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, bao gồm nợ thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động.
- Bản chính giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
Cơ quan tiếp nhận và thời gian giải quyết hồ sơ
- Khi Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài thì thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền phải gửi Thông báo về việc giải thể văn phòng đại diện nước ngoài đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện.
- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp, đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở chính.
- Thời gian giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đồng thời Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm sẽ công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Lệ phí Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật, khi làm thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài sẽ không mất lệ phí.
Rủi ro khi không thực hiện thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
- Nếu Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài mà không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sẽ bị xử phạt vi phạm từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điều 37 Nghị Định số 50/2016/NĐ-CP.
- Việc ngừng hoạt động nhưng không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam thì xem như vẫn đang hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp không chỉ bị xử phạt vì không thông báo giải thể văn phòng đại diện nước ngoài mà còn bị truy thu các khoản thuế phải nộp, nộp chậm và không nộp cho cơ quan quản lý. Tội trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm theo Luật Hình sự 2015.
Trên đây là toàn bộ nội dung pháp luật về thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc! Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý khách hàng vẫn còn gặp khó khăn và bất cập về thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài thì có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn một cách tốt và chất lượng nhất.
Dịch vụ thực hiện thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài Công ty TNHH Vạn Phúc Luật:
- Hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Thay mặt văn phòng nộp hồ sơ giải thể tại phòng đăng ký kinh doanh và thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế.
- Hỗ trợ trong quá trình kê khai, đóng thuế cho người lao động Việt Nam, người nước ngoài.
- Nhận và bàn giao kết quả cho văn phòng sau khi thực hiện xong thủ tục Giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đọc thêm
7 điều quan trọng khi hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
7 việc kế toán văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam phải biết làm