Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có thể dễ dàng giao lưu, kết bạn với nhau qua các nền tảng xã hội thì cũng là lúc các thông tin cá nhân của bạn cũng có thể bị đánh cắp. Đây là một trong những trường hợp xâm phạm quyền riêng tư cá nhân mà pháp luật quy định.

Thực trạng bị xâm phạm quyền riêng tư cá nhân trong thời kỳ công nghệ số như hiện nay

Trong thời đại công nghệ số hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc đưa các thông tin cá nhân của mình lên mạng để sử dụng vào những mục đích khác nhau đã dần trở nên quen thuộc. Việc làm này một mặt giúp thuận tiện hơn trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội, nhưng mặt trái của nó là tồn tại những nguy cơ bị người khác đánh cắp thông tin để thực hiện những hành vi trái pháp luật như giả mạo bạn bè, người thân để lừa đảo, làm giả thẻ ngân hàng…

Việc ngăn chặn sự xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân thực sự khó khăn trong kỷ nguyên internet này, khi mà thông tin được lan truyền rất nhanh chỉ sau một cái “nhấp” chuột máy tính, rất nhiều thông tin đời tư cá nhân đáng ra phải được bảo vệ bị phơi bày.

Những người có thông tin cá nhân, hoặc người thân của họ bị tiết lộ đôi khi gặp quá nhiều rắc rối trong cuộc sống, khi kẻ xấu sử dụng thông tin của họ nhằm thực hiện hành vi phi pháp…

Cơ sở pháp lý

  • Hiến pháp 2013
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật hình sự 2015

Xâm phạm quyền riêng tư cá nhân

Quyền riêng tư cá nhân là gì?

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ, có lịch sử nhận thức dài như nhân loại.

Quy định pháp luật về quyền riêng tư cá nhân

Pháp luật bảo vệ như thế nào?

Quyền riêng tư trước hết được quy định trong Điều 21 Hiến pháp 2013 như sau:

“Điều 21.

  1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

  1. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về quyền riêng tư:

“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

  1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  2. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

  1. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người và không ai được phép xâm phạm. Nếu xâm phạm thì sẽ phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật. Vậy xâm phạm quyền riêng tư cá nhân bị xử lý như thế nào?

Hình thức xử lý

  • Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền riêng tư

Đối với trách nhiệm hành chính, điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền cụ thể:

“Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”
  • Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền riêng tư cá nhân

Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Người bị thiệt hại có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường. Người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại, tính chất của trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền riêng tư

Trường hợp hành vi vi phạm cấu thành nên tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người thực hiện hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định sau:

“Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

xam-pham-quyen-rieng-tu-ca-nhan

Khi bị xâm phạm quyền riêng tư cá nhân thì nên làm gì?

Thu thập chứng cứ

Hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng lời nói, dùng chữ viết, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, lên mạng Internet, diễn ra ở nơi công cộng, trong gia đình…,

Do đó, khi xác định rằng mình bị xâm phạm quyền riêng tư cá nhân thì cần thu thập chứng cứ, lưu giữ hình ảnh, tài liệu, nhờ người làm chứng về việc mình bị xúc phạm quyền riêng tư cá nhân để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Tham vấn ý kiến luật sư về cách giải quyết

Sau khi đã có chứng cứ trong tay nhưng không biết làm cách nào để tố giác hành vi vi phạm, yêu cầu bồi thường và khắc phục hậu quả thì có thể tìm đến các Luật sư uy tín để tìm các phương án giải quyết tốt nhất. Tùy theo nội dung vụ việc mà Luật sư bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân sẽ đưa ra phương hướng giải quyết khác nhau giúp khách hàng bảo đảm quyền lợi một cách tốt nhất.

Một số câu hỏi thường gặp

Đọc trộm tin nhắn của người khác có phải xâm phạm quyền riêng tư không?

Hành vi Đọc trộm tin nhắn của người khác là hành vi xâm phạm quyền riêng tư. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Quyền riêng tư của trẻ em được bảo vệ như thế nào?

Quyền riêng tư của trẻ được bảo vệ theo Điều 21 Luật trẻ em năm 2016

“1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

  1. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.”

Bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có thể bị phạt không?

Như đã biết trên thực tế mọi người đều có quyền bảo vệ quyền riêng tư của bản thân. Do đó mà trẻ con cũng vậy; các em hoàn toàn có quyền được bảo vệ quyền riêng tư. Bời vậy, mà dù là còn nhỏ hay đã lớn thì bố mẹ đều không thể tự ý xâm phạm các quyền riêng tư của các con.

Quyền riêng tư gồm những nội dung gì?

Quyền riêng tư về cơ bản được pháp luật bảo vệ gồm 4 nội dung như sau:

  • Sự riêng tư về thông tin cá nhân
  • Sự riêng tư về cơ thể
  • Sự riêng tư về thông tin liên lạc
  • Sự riêng tư về nơi cư trú

Hy vọng qua bài viết này, quý Khách hàng sẽ phần nào nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Với Luật sư bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân tại Luật Vạn Phúc, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về quyền lợi hợp pháp của mình. Chúng tôi tin tưởng rằng các luật sư giàu kinh nghiệm và đội ngũ tư vấn nhiệt tình, tận tâm sẽ có thể đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng một cách chuyên nghiệp và hài lòng nhất trong dịch vụ luật sư bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân. Luật Vạn Phúc luôn đồng hành và chia sẻ với quý khách hàng trong mọi trường hợp khách hàng bị xâm phạm quyền riêng tư cá nhân.

Đọc thêm:

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định như nào?

Dịch vụ giải quyết hành vi bị xúc phạm nhân phẩm danh dự

0932350835