Trong những năm gần đây, các sản phẩm hàng may mặc của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Những phản hồi tốt của người tiêu dùng khiến cho các nhà sản xuất, kinh doanh thời trang liên tục đẩy mạnh đầu tư vào thị trường nội địa. Nhu cầu tăng cao đặt ra vấn đề về việc tăng quy mô và số lượng doanh nghiệp may mặc mới. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư dự định mở công ty may mặc để đáp ứng tình hình của thị trường.

Tuy nhiện, nhiều nhà đầu tư chưa nắm rõ về hồ sơ và thủ thục thành lập công ty may mặc. Qua bài viết dưới đây, nhà đầu tư đang dự định thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực may mặc có thể tham khảo những thông tin sau về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty may mặc cũng như những điều cần thực hiện khi đi vào hoạt động.

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Công ty may mặc là gì? Tại sao cần phải thành lập công ty may mặc?

thành lập công ty may mặc

Ngành may mặc là một ngành giúp con người có thể thỏa mãn được nhu cầu về ăn mặc, thời trang. Và thông qua đó để có thể tạo ra được loại trang phục hiện đại, có tính thẩm mỹ và giúp đảm bảo về sản lượng sản xuất.

Công ty may mặc được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, chuyên sản xuất và buôn bán các sản phẩm liên quan đến may mặc.

Hàng may mặc của Việt Nam hiện nay đang được thị trường các nước Châu Âu ưa chuộng. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng qua các năm. Vì vậy, nhu cầu thành lập công ty sản xuất hàng may mặc cũng ngày tăng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Quy định của pháp luật về thành lập công ty may mặc

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-may-mac

Quy định pháp luật liên quan đến thành lập công ty may mặc

Điều kiện thành lập công ty may mặc

May mặc là một trong những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Vì vậy, để được thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động sản xuất và thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật của công ty

Công ty may mặc khi thành lập có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật phải có năng lực, kinh nghiệm và khả năng giải quyết những công việc quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Trụ sở công ty

Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm số nhà, tên phố, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Cần lựa chọn địa chỉ công ty phù hợp với quy hoạch sản xuất.

Khi thành lập công ty hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp cần lưu ý các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế TNDN như miễn thuế hoặc hưởng mức thuế xuất 10%.

Đặt tên công ty

Tên của công ty không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đăng ký và phải có đủ cấu trúc bao gồm tên loại hình và tên riêng. Tên riêng có thể viết tắt hoặc dùng tên tiếng Anh nhưng phải đảm bảo là tên không được giống với tên của những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Không được dùng từ ngữ bị cấm, từ ngữ thiếu văn hóa khi đặt tên công ty.

Vốn điều lệ

Nhà đầu tư cần chuẩn bị nguồn vốn để mở công ty may mặc tùy thuộc vào khả năng tài chính. Trên cơ sở đó, kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, mong muốn của doanh nghiệp mình.

Ngành nghề kinh doanh

Công ty may mặc nên đăng ký các ngành nghề sau:

STT Tên ngành nghề Mã ngành
1 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 1410
2 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú 1420
3 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc 1430
4 Sản xuất giày, dép 1520
5 Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép 4641
6 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh 4771

Các loại thuế phải nộp

  • Thuế môn bài (đóng trong vòng 30 ngày sau khi mở công ty). Mức thuế môn bài phải đóng sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: đóng dựa trên mức lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp.
  • Thuế giá trị gia tăng.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty may mặc

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-may-mac

Hồ sơ thành lập công ty may mặc bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp (theo mẫu);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần); Danh sách thành viên (công ty TNHH hai thành viên);
  • Bản sao có chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và CMND/CCCD/hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền (nếu là tổ chức);
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Quy trình thành lập công ty may mặc

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-may-mac

Thủ tục thành lập công ty may mặc

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp và Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Công ty may mặc cần chọn loại hình công ty phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần. Mỗi loại hình công ty có những đặc điểm riêng. Bạn hãy cân nhắc và đưa ra lựa chọn loại hình công ty phù hợp.

Sau khi xác định được loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, chuẩn bị một bộ hồ sơ như đã nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Công ty tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy thành lập công ty bảo hiểm trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty dự kiến đặt trụ sở.

Thời gian hoàn thành 03 – 05 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ sai sót, doanh nghiệp sẽ được cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo lý do hồ sơ không hợp lệ bằng văn bản.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành đăng tải các thông tin liên quan đến việc đăng ký thành lập công ty may mặc lên Cổng thông tin quốc gia theo quy định.

Thời hạn thông báo: 30 kể từ ngày công ty được nhận giấy Chứng nhận doanh nghiệp.

Nội dung thông báo bao gồm: thông tin công ty, ngành nghề kinh doanh, danh sách thành viên góp vốn,….

Bước 4: Khắc dấu

Công ty có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp mình và hoàn toàn có thể ủy quyền cho công ty Luật Vạn Phúc hoặc tự mình thực hiện khắc dấu.

Tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý sau khi thành lập công ty:

Sau khi thành lập công ty, phải thực hiện các thủ tục mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thuế điện tử, kê khai thuế ban đầu cần có 01 kế toán viên có kinh nghiệm để thực hiện những công việc phức tạp trên. Nếu như doanh nghiệp chưa có nhân sự thực hiện các thủ tục trên vui lòng liên hệ Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ kịp thời.

Trình tự xin cấp các loại giấy phép con cần chuẩn bị sau khi thành lập công ty may mặc

Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy cho xưởng may

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (theo mẫu)
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới;
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị (theo mẫu)
  • Phương án chữa cháy
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy.

Nơi cấp: trụ sở Phòng/Cục cảnh sát PCCC công an tỉnh/thành phố.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường công ty may mặc

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho công ty may mặc bao gồm:

  • Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo mẫu).
  • Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.
  • Trường hợp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan được ủy quyền, hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng với hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Một số kinh nghiệm khi thành lập công ty may mặc

Trước khi thành lập công ty may mặc, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ lượng về ngành nghề dự định kinh doanh để đáp ứng các điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần chuẩn bị một nguồn vốn nhất định phù hợp với quy mô dự định kinh doanh và lựa chọn một hình thức doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Đây là một trong những

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty may mặc

Công ty may mặc sau khi thành lập xuất hóa đơn như thế nào?

Công ty may mặc muốn xuất hóa đơn cần phải thực hiện đăng ký đặt in hóa đơn và thông báo sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế, sau đó mới tiền hành xuất hóa đơn.

Mức thuế môn bài phải đóng hàng năm cụ thể là bao nhiêu?

Mức thuế môn bài hàng năm phải đóng cụ thể là:

  • Trên 10 tỷ đồng thì đóng 3 triệu đồng thuế môn bài mỗi năm,
  • Dưới 10 tỷ đồng thì đóng 2 triệu đồng thuế môn bài mỗi năm.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những quy định của pháp luật để thành lập công ty may mặc. Hy vọng với nội dung bài viết trên đây sẽ giúp độc giả nắm được những quy định cần thiết khi mở công ty may mặc. Nếu có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến việc thành lập công ty may mặc, hãy liên hệ cho Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc còn tư vấn các thủ tục về: thành lập công ty kiểm toán, thủ tục thành lập công ty bảo hiểm,…để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm dễ dàng và nhanh chóng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty giáo dục dễ dàng và thuận tiện

 

0932350835