Thị trường kinh doanh bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây rất sôi động, đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng gia tăng; các loại hình công ty sở hữu về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ thuộc ba lĩnh vực: bảo hiểm con người; bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc; bảo hiểm tài sản.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn có rất nhiều bất cập. Thủ tục xét duyệt để cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm còn quá phức tạp, quá rườm rà, điều kiện để thành lập công ty bảo hiểm chặt chẽ gây phiền toái và mất thời gian của doanh nghiệp. Thời gian thực hiện các thủ tục kéo dài là một trong những cản trở đối với việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh trong thị trường chuyển biến năng động và liên tục như hiện nay.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu những quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, qua bài viết dưới đây Luật Vạn Phúc xin gửi tới quý bạn đọc các quy định về thành lập công ty bảo hiểm hiện nay. Mời các bạn cùng đón đọc:

Cơ sở pháp lý

  • Luật kinh doanh bảo hiểm 2019;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi;
  • Các văn bản hướng dẫn thi hành.

Công ty bảo hiểm là gì? Tại sao cần phải thành lập công ty bảo hiểm?

thủ tục thành lập công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là một định chế tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau để bảo vệ cá nhân và tổ chức, nằm chống lại những rủi ro và tổn thất về tài chính bằng cách thu một mức phí bảo hiểm nhất định. Công ty bảo hiểm duy trì hoạt động bằng cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm thu thập các số liệu trên thực tế, để tính toán xác xuất xuất hiện của một biến cố nhất định, từ đó tính mức thiệt hại do biến cố đó gây ra. Dựa vào những yếu tố này, công ty bảo hiểm ước tính mức phí bảo hiểm để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm và để có thể đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý.

Hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển gây ra nhiều hiểm họa về môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai,…rất ảnh hưởng đến con người. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt, nền kinh tế thị trường cũng tạo nhiều áp lực, rủi ro trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy, nhu cầu mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro, giúp các nhân, tổ chức ổn định khi sảy ra các nhự cố ngày một gia tăng. Đây là môi trường thuận lợi để công ty bảo hiểm thành lập và phát triển.

Quy định của pháp luật

Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
  2. Hồ sơ xin thành lập và hoạt động công ty bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật;
  3. Người quản trị, người điều hành dự kiến của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
  4. Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020.
  5. Loại hình và điều lệ công ty phù hợp với quy định của pháp luật:
  • Điều kiện thành lập công ty TNHH bảo hiểm: thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
  • Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm: tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập.

Những đặc trưng của công ty bảo hiểm

Trụ sở công ty

Trụ sở chính của công ty phải đáp ứng quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020. Trong đó:

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ nước Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; công ty bảo hiểm cần có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Đặt tên công ty

Có 3 hình thức đặt tên doanh nghiệp: Tên Tiếng Việt, tên Tiếng Anh, tên viết tắt nhưng phải đáp ứng đầy đủ 2 thành tố sau: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó:

Tên riêng:

  • Bao gồm các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chứ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu;
  • Tên doanh nghiệp có tính phân biệt, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh;

Tên tiếng nước ngoài: phải là tên tiếng Việt và được dịch sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La – tinh;

Vốn điều lệ:

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

  • Bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe yêu cầu vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam;
  • Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm sức khỏe và hoặc bảo hiểm vệ tinh yêu cầu vốn pháp định 350 tỷ đồng Việt Nam;
  • Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm vệ tinh yêu cầu vốn pháp định 400 tỷ đồng Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
  • Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:

  • Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc kinh doanh cả tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe yêu cầu vốn pháp định là 400 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc kinh doanh cả tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe yêu cầu vốn pháp định là 700 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh cả tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe yêu cầu vốn pháp định là 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm yêu cầu vốn pháp định là 4 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm yêu cầu vốn pháp định là 8 tỷ đồng Việt Nam.

Ngành nghề kinh doanh:

Các mã nghành nghề kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

65: BẢO HIỂM, TÁI BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (TRỪ BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC)

  • Hoạt động về thu mua bảo hiểm và trả bảo hiểm hàng năm cho khách hàng, những chính sách bảo hiểm và phí bảo hiểm nhằm tạo nên một khoản đầu tư tài sản tài chính được sử dụng để ứng phó với những rủi ro trong tương lai;
  • Chi trả bảo hiểm trực tiếp và tái bảo hiểm.

651: Bảo hiểm

  • Hoạt động về bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và tái bảo hiểm nhân thọ có hoặc không có yếu tố tiết kiệm.
  • Hoạt động của các đơn vị pháp nhân (quỹ, kế hoạch hoặc chương trình) được lập ra để cung cấp lợi ích thu nhập hưu trí bảo đảm cho người lao động hoặc các thành viên.

6511 – 65110: Bảo hiểm nhân thọ

  • Nhận tiền đóng và chi trả bảo hiểm hàng năm và các chính sách của bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp (có hoặc không có yếu tố tiết kiệm).

6512-65120: Bảo hiểm phi nhân thọ

  • Việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm khác trừ bảo hiểm nhân thọ như: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm nông nghiệp…

6513: Bảo hiểm sức khỏe

65131: Bảo hiểm y tế

  • Nhận tiền đóng bảo hiểm của khách hàng về khám chữa bệnh, chi trả các dịch vụ y tế và thuốc men cho người đóng bảo hiểm y tế được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh quy định cho những người đóng bảo hiểm y tế đến khám và chữa bệnh.

65139: Bảo hiểm sức khỏe khác

  • Nhận tiền đóng bảo hiểm của khách hàng về tai nạn con người, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, chi trả cho khách hàng những thiệt hại về sức khỏe trong phạm vi quy định.

652 – 6520 – 65200: Tái bảo hiểm

  • Các hoạt động bảo hiểm tất cả hoặc một phần rủi ro kết hợp với chính sách bảo hiểm lần đầu được thực hiện bởi một công ty bảo hiểm khác.

653 – 6530 – 65300: Bảo hiểm xã hội

  • Hoạt động của các đơn vị pháp nhân (quỹ, kế hoạch hoặc chương trình) được lập ra để cung cấp thu nhập hưu trí người lao động hoặc các thành viên.
  • Lập kế hoạch hưu trí với những lợi ích được xác định, cũng như những kế hoạch cá nhân mà những lợi ích được xác định thông qua sự đóng góp của các thành viên như: kế hoạch mang lại lợi ích cho người lao động; kế hoạch, quỹ hưu trí và kế hoạch hưu trí.

Loại trừ:

  • Quản lý quỹ hưu trí được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);
  • Kế hoạch bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc).

Các loại thuế phải nộp:

Thuế môn bài (Lệ phí môn bài)

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: nộp thuế 3.000.000 đồng/năm
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: nộp thuế 2.000.000 đồng/năm

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Thuế giá trị gia tăng tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng của doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thuế doanh nghiệp được thu căn cứ vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

thanh-lap-cong-ty-bao-hiem

Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty bảo hiểm

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty bảo hiểm theo mẫu;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao CCCD/CMND/Hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
  • Quyết định thành lập công ty;
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký công ty hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao CMND/hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;

Quy trình thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp và Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Đối với việc thành lập công ty bào hiểm được lựa chọn thành lập một trong hai loại hình công ty, đó là:

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần.

Sau khi xác định được loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, chuẩn bị một bộ hồ sơ như đã nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Doanh nghiệp nộp hồ sơ nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty bảo hiểm bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ không có sai xót, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày sau khi nộp hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trường hợp hồ sơ sai sót, doanh nghiệp sẽ được cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo lý do hồ sơ không hợp lệ bằng văn bản.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Công ty sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải tiến hành thông báo công khai về đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia  theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định. Thời hạn công bố là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty. Với nội dung công bố bao gồm: Thông tin doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh.

Bước 4: Khắc dấu

Doanh nghiệp có toàn quyền tự quyết định con dấu của mình về hình thức, số lượng và nội dung và có thể ủy quyền cho công ty Luật Vạn Phúc hoặc tự mình thực hiện khắc dấu.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thuế điện tử, kê khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập công ty bảo hiểm cần thực hiện mở tài khoản ngân hàng, kê khai và nộp thuế ban đầu, đăng ký chữ ký số điện tử. Trường hợp, doanh nghiệp chưa có nhân sự thực hiện các thủ tục trên vui lòng liên hệ Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ kịp thời.

Các loại giấy phép con cần chuẩn bị sau khi thành lập công ty bảo hiểm

Xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bảo hiểm của công ty kinh doanh bảo hiểm

Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh bảo hiểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động tại Bộ tài chính. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó: nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách, lý lịch, văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
  • Mức vốn và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
  • Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành hoạt động.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp phép hoặc từ chối cấp giấy phép.

Một số kinh nghiệm khi thành lập công ty bảo hiểm

thanh-lap-cong-ty-bao-hiem

Kinh nghiệm khi thành lập công ty bảo hiểm

Thành lập công ty bảo hiển trải qua nhiều bước thủ tục, liên hệ nhiều cơ quan ban ngành để có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, sau đó xin cấp phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đòi hỏi người nộp hồ sơ cần tìm hiểu và nắm rõ các loại giấy tờ, tài liệu, cũng như các bước nộp hồ sơ và nộp tại cơ quan nào.

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm còn phải nắm rõ có điều kiện về loại hình công ty, vốn pháp định để khi xin giấy phép kinh doanh bảo hiểm được chấp thuận cấp phép.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty bảo hiểm

Có bao nhiêu loại công ty bảo hiểm?

Các công ty bảo hiểm có thể được phân thành hai nhóm như sau:

  • Các công ty bảo hiểm nhân thọ: bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, niên kim và các sản phẩm lương hưu.
  • Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoặc tài sản/thương vong: bán các loại bảo hiểm khác.

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Bảo hiểm phi nhân thọ là sản phẩm bảo hiểm tự nguyện hướng tới đối tượng là con người và liên quan đến con người như: tai nạn, sức khỏe, hàng hóa, nhằm đảm bảo cho các rủi ro đó.

Theo đó, mỗi người tham gia bảo hiểm nhân thọ thường đóng phí một lần và được công ty bảo hiểm cam kết chi trả, bồi thường trong thời hạn nhất định (từ 01 – 02 năm) nếu có những rủi ro xảy ra gây tổn thất về vật chất, cơ thể, tai nạn trong thời hạn bảo hiểm.

Trường hợp không gặp bất kỳ rủi ro trong thời gian bảo hiểm thì sau khi kết thúc hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên sẽ chấm dứt, người tham gia cũng không được nhận lại số tiền bảo hiểm mà mình đã đóng.

Qua bài viết trên đây, Luật Vạn Phúc đã hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty bảo hiểm. Việc thực hiện thủ tục thành lập công ty bảo hiểm phải trải qua rất nhiều công đoạn như: chuẩn bị hồ sơ, liên hệ nhiều cơ quan ban ngành để có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ cấp phép kinh doanh bảo hiểm. Chúng tôi hy vọng thông qua nội dung bài viết, doanh nghiệp có thể nắm rõ được thủ tục thành lập công ty bảo hiểm hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu khách hàng còn bất cứ băn khoăn hay vướng mắc gì liên quan đến thủ tục thành lập công ty bảo hiểm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc còn tư vấn các thủ tục về: thành lập công ty may mặc, thủ tục thành lập công ty giáo dục,…để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty giáo dục dễ dàng và thuận tiện

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty giải trí chuẩn, mới nhất hiện nay

 

0932350835