Thị trường mỹ phẩm ngày nay có quy mô tương đối rộng lớn và nhu cầu  làm đẹp ngày càng tăng cao đã khiến cho mỹ phẩm trở thành loại sản phẩm thông dụng. Từ đó, kinh doanh mỹ phẩm từ đó cũng phát triển dễ dàng từ bán online, cửa hàng mỹ phẩm, bán rong,…Tuy nhiên, việc mua một mặt hàng mỹ phẩm muốn chất lượng thì người tiêu dùng thường tìm đến những công ty kinh doanh mỹ phẩm để được bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng đó.

Vì vậy, lựa chọn khởi nghiệp bằng hình thức mở công ty mỹ phẩm ngày càng được thu hút và đa dạng cho giới kinh doanh. Muốn mở công ty mỹ phẩm nhưng không biết bắt đầu từ đâu cũng là câu hỏi rất nhiều người đang thắc mắc. Dưới đây, Luật Vạn Phúc sẽ điểm qua cho các bạn đọc một vài quy định pháp luật liên quan đến thành lập công ty mỹ phẩm nhé!

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm;
  • Thông tư số 32/2019/TT-BYT  quy định về sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 4 và Phụ lục số 01-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm.

Công ty mỹ phẩm là gì? Tại sao cần phải thành lập công ty mỹ phẩm?

thành lập công ty mỹ phẩm

Công ty mỹ phẩm là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật để kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm như: nước hoa, đồ trang điểm, chăm sóc tóc, chăm sóc da, chăm sóc cơ thể,… Muốn mở công ty mỹ phẩm cần chú ý 2 lĩnh vực sau:

  • Công ty sản xuất mỹ phẩm.
  • Công ty kinh doanh mỹ phẩm.

Lý do nên thành lập công ty mỹ phẩm?

Chúng ta thấy, bất kể nam giới hay nữ giới thì nhu cầu làm đẹp ngày nay đang được tăng cao. Do vậy, kinh doanh mỹ phẩm là một lĩnh vực có khả năng mang lại nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nên thành lập công ty mỹ phẩm để hoạt động vì:

  • Công ty sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm được cơ quan nhà nước kiểm soát yêu cầu phải có giấy tờ nhập khẩu rõ ràng nên khách hàng sẽ yên tâm về xuất xứ của mặt hàng mua ở công ty hơn so với mua xách tay bên ngoài. Điều này sẽ giúp công ty thu hút lượng khách hàng tiềm năng, lâu dài mang lại lợi nhuân cho doanh nghiệp.
  • Lĩnh vực làm đẹp được đánh giá cao trong hiện tại và tương lai, đây là ngành nghề kinh doanh ổn định vì nhu cầu làm đẹp tăng cao nên khi bạn lựa chọn thành lập công ty mỹ phẩm sẽ không bao giờ lỗi thời.

Quy định của pháp luật

thanh-lap-cong-ty-my-pham

Quy định pháp luật về thành lập công ty mỹ phẩm

Điều kiện thành lập công ty mỹ phẩm

  • Điều kiện thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm

Khi thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện như sau:

Điều kiện về cơ sở vật chất:

  • Doanh nghiệp muốn mởcông ty mỹ phẩm để sản xuất thì phải đảm bảo những yêu cầu về địa điểm, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất theo đúng quy định pháp luật.
  • Kho nguyên liệu, vật liệu phải đảm bảo những điều kiện riêng, đảm bảo sự tách biệt khi tiến hành các công đoạn; đáp ứng điều kiện bảo quản riêng với các nguyên vật liệu có độc tính cao, nguyên vật liệu dễ cháy nổ;

Điều kiện hệ thống quản lý về chất lượng mỹ phẩm:

  • Đảm bảo chất lượng của nguyên liệu cũng như vật liệu sản xuất mỹ phẩm, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Quy trình sản xuất mỹ phẩmcụ thể, có quy trình chi tiết cho từng sản phẩm.
  • Các loại sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn.
  • Nước sử dụng khi sản xuất mỹ phẩm phải sạch, tuân thủ những yêu cầu do Bộ Y tế ban hành.
  • Đảm bảo về bộ phận kiểm tra độ an toàn cũng như chất lượng mỹ phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Điều kiện về nhân sự:

Chủ doanh nghiệp, người trực tiếp quản lý, phụ trách việc sản xuất mỹ phẩm cần đảm bảo chuyên môn về các ngành như hóa học, dược học, sinh học.

  • Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Để lưu hành mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần phải công bố sản phẩm mỹ phẩm đến cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:

  • Tên nhãn hàng và tên sản phẩm;
  • Thông tin về nhà sản xuất/đóng gói;
  • Thông tin về tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
  • Thông tin về người đại diện pháp luật của công ty;
  • Thông tin về công ty nhập khẩu;
  • Danh sách thành phần;
  • Cam kết.

Công ty muốn kinh doanh mỹ phẩm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và quy định của Bộ Y tế liên quan đến sản phẩm mỹ phẩm bán ra trên thị trường.

Chủ thể thành lập công ty mỹ phẩm

Tổ chức, cá nhân muốn mở công ty mỹ phẩm cần đáp ứng điều kiện về chủ thể thực hiện thủ tục:
Đối với cá nhân:

  • Không thuộc đối tượng Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Đối với tổ chức: Tổ chức phải là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trụ sở công ty

Công ty sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm phải có địa chỉ cụ thể ở lãnh thổ Việt Nam, không được sử dụng địa chỉ giả để đặt trụ sở công ty, yêu cầu địa chỉ liên lạc của công ty mỹ phẩm phải được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Đặt tên công ty

Khi đặt tên cho công ty mỹ phẩm cần lưu ý tên công ty phải bao gồn 2 thành tố: loại hình công ty + tên riêng. Trong đó, tên riêng phải tuân thủ những quy định của pháp luật về tên công ty như không giống hay trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc và không được dùng tên của cơ quan chức năng hay lực lượng vũ trang,… làm tên công ty mỹ phẩm.

Vốn điều lệ

Pháp luật không quy định doanh nghiệp thành lập công ty mỹ phẩm phải đáp ứng điều kiện về vốn. Do vậy, công ty có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với tài chính của doanh nghiệp.

Ngành nghề kinh doanh

Muốn mở công ty mỹ phẩm thì phải lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích của công ty mỹ phẩm. Dưới đây, Luật Vạn Phcus chia sẻ một số ngành nghề mà quý khách hàng có thể lựa chọn kinh doanh như:

  • 4649:  Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.
  • 4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.
  • 4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ. Chi tiết: Bán lẻ mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh lưu động hoặc tại chợ.

Các loại thuế phải nộp

Khi thành lập công ty mỹ phẩm thì doanh nghiệp cần lưu ý phải đóng các loại thuế cơ bản sau cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Thuế Môn bài: Công ty phảiđóng hàng năm và sau khi đăng ký kinh doanh mỹ phẩm tùy vào vốn điều lệ mà công ty đăng ký:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng.
  • Vốn điều lệ từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng.
  • Vốn điều lệtừ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng.
  • Vốn điều lệdưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng

Thuế giá trị gia tăng;

Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Thuế sử dụng đất nếu công ty mỹ phẩm thuê đất của nhà nước.

Các loại giấy phép con cần chuẩn bị sau khi thành lập công ty mỹ phẩm

thanh-lap-cong-ty-my-pham

  • Sau khi được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp thì công ty phải tiến hành xin giấy phép điều kiện sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm (giấy phép con).
  • Ngoài ra, công ty đăng ký kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu và Công ty kinh doanh mỹ phẩm sản xuất trong nước nhưng không phải là nhà sản xuất mỹ phẩm bắt buộc phải có giấy công bố mỹ phẩm được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty mỹ phẩm

Muốn mở công ty mỹ phẩm cần lưu ý việc soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập công ty mỹ phẩm.
  • Điều lệ của công ty kinh doanh mỹ phẩm.
  • Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đối với cá nhân và giấy phép đăng ký kinh doanh hay tài liệu tương đương chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ đối với tổ chức.
  • Thông tin và danh sách cổ đông hoặc thành viên cùng mở công ty mỹ phẩm.

Quy trình thành lập công ty mỹ phẩm

thanh-lap-cong-ty-my-pham

Quy trình thành lập công ty mỹ phẩm

Xác định loại hình doanh nghiệp và Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Để có thể chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp thì việc xác định loại hình công ty là rất quan trọng. Vì tùy thuộc vào loại hình công ty mà có những quy định thêm cá giấy tờ khác nhau. Nhưng cơ bản, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mà chúng tôi đã đề cập tại mục 5 bài viết này.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp thuộc về Phòng Kinh doanh của Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi công ty dự kiến đặt trụ sở.

Khắc dấu

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty mỹ phẩm phải tiến hành khắc dấu tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do công ty có dấu ban hành.

Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và ra quyết định cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp;

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Các thủ tục phải thực hiện sau khi thành lập công ty mỹ phẩm

Muốn mở công ty mỹ phẩm và hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty mỹ phẩm như sau:

  • Công bố thông tin: Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành, nghề kinh doanh. Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
  • Mở tài khoản ngân hàng: Công ty mỹ phẩm phải mở tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch, đồng thời thông báo số tài khoản cho cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi có số tài khoản.
  • Đăng ký chữ ký số: Công ty kinh doanh mỹ phẩm phải thực hiện thủ tục mua chữ ký số để kê khai thuế online, BHXH online và khai hải quan điện tử.
  • Phát hành hóa đơn điện tử:  Khi đi vào hoạt động, công ty phải thực hiện việc lựa chọn hình thức hóa đơn như: Mua hóa đơn của cơ quan thuế, Hóa đơn đặt in, Hóa đơn tự in, Hóa đơn điện tử.

Một số kinh nghiệm khi thành lập công ty mỹ phẩm

Bạn muốn mở công ty mỹ phẩm nhưng lại gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục thành lập công ty thì có thể tham khảo một số kinh nghiệm của Luật Vạn Phúc dưới đây:

  • Cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm, ngành nghề mà doanh nghiệp dự định kinh doanh phù hợp với quy mô, tài chính để có thể tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm gây hấp dẫn cho khách hàng và thuận lợi trong công tác đào tạo cho nhân sự công ty.
  • Cần lưu ý nguồn vốn để mở công ty mỹ phẩm và dự trù một khoảng vốn cho những trường hợp rắc rối phát sinh. Bạn có thể vay mượn hoặc kêu gọi đầu tư từ những người khác để chuẩn bị cho mình một nguồn vốn đủ để thành lập công ty mỹ phẩm.
  • Muốn mở công ty mỹ phẩm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định về: tên, trụ sở, vốn, chủ thể, ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty mỹ phẩm. Bạn có thể tra cứu tên doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia trước khi đăng ký để tránh những trường hợp giống hoặc trùng tên các công ty đã đăng ký trước đó.
  • Sau khi thành lập công ty mỹ phẩm, bạn phải hoàn tất các thủ tục theo đúng thời gian quy định để tránh bị phạt như: khắc dấu, công bố thông tin, đăng ký chữ ký số, thông báo phát hành hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng, treo biển công ty.
  • Bạn nên thuê kế toán dịch vụ để vừa tiết kiệm chi phí cho công ty mà có thê rhoanf thành được các nghĩa vụ với cơ quan nhà nước, tránh những trường hợp bị phạt vi phạm gây ảnh hưởng đến công ty.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty mỹ phẩm

Không công bố sản phẩm mỹ phẩm bị phạt như thế nào?

Nếu không thực hiện công bố mỹ phẩm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong phiếu công bố mỹ phẩm.
  • Không công bố mỹ phẩm trước khi đưa mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật đối với nhà sản xuất, nhập khẩu.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm.

Ngành nghề có thể đăng ký khi thành lập công ty mỹ phẩm handmade?

Để có thể thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm handmade thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực này như:

  • 2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sin;
  • 4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh;
  • 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.

Công ty mỹ phẩm cần đóng những loại thuế gì?

Khi thành lập công ty mỹ phẩm, Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và nộp tờ kê khai thuế đúng quy định sau khi mở công ty và đóng thuế đầy đủ bao gồm các loại thuế sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế môn bài.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về thành lập công ty mỹ phẩm sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ về những quy định pháp luật liên quan đến thủ tục thành lập công ty sản xuất kinh doanh mỹ phẩm. Nếu quý khách hàng muốn mở công ty mỹ phẩm nhưng không biết bắt đầu từ đâu có thể  liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Đến với chúng tôi, quý khách sẽ luôn được đảm bảo hoàn thành tiến độ công việc theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc còn cung cấp các thủ tục về: thủ tục thành lập công ty thiết bị y tế, thủ tục thành lập công ty quảng cáo,… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty mua bán nợ thuận tiện và dễ dàng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty quảng cáo thuận tiện nhất hiện nay

 

0932350835