Năng lượng là mạch máu của nền kinh tế và trong đó xăng dầu là một loại nhiên liệu không thể thiếu được đối với một nền kinh tế. Thực tế trên các nước trên thế giới cho thấy, các nước thuộc nhóm nước phát triển cao nhất đang sử dụng năng lượng xăng dầu nhiều nhất và ngược lại.

Cùng với sự phát triển của giao thông, nhu cầu đi lại của mỗi người ngày càng cao nên kinh doanh xăng dầu đang là ngành nghề tiềm năng được nhiều người lựa chọn. Xăng dầu là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy muốn thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực này cần phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật đã quy định. Để có thể rõ hơn về quy trình, thủ tục thành lập Công ty kinh doanh xăng dầu, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng Luật Vạn Phúc nhé!

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
  • Nghị định 83/2014/NĐ -CP về kinh doanh xăng dầu.

Công ty kinh doanh xăng dầu là gì?

thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Công ty kinh doanh xăng dầu được thành lập để thực hiện các hoạt động: Xuất nhập khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu; Sản xuất, pha chế xăng dầu; Phân phối; Cho thuê kho, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

Cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm: nhà máy sản xuất, xưởng pha chế, phương tiện vận chuyển và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Quy định của pháp luật về thành lập Công ty kinh doanh xăn dầu

Điều kiện thành lập Công ty

Đối với thương nhân kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu: Khoản 1 Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP: thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có cầu cảng chuyên dụng trong hệ thống cảng quốc tế Việt Nam, đảm bảo tiếp nhận tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu theoq uy định pháp luật.
  • Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3 để trực tiếp nhận xăng dầu hoặc đồng sở hữu, thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.
  • Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa.
  • Có hệ thống phân phối xăng dầu.
  • Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

  • Thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn từ năm 05 trở lên của thương nhân là đại lý, tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, thương nhân phân phối, thương nhân đầu mối, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định pháp luật.
  • Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  • Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định pháp luật.
  • Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định và theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
  • Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
  • Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trách nhiệm của thương nhân khi kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 38/2014/TT-BCT thì thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có trách nhiệm:

  • Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với Bộ Công Thương.
  • Báo cáo số liệu nhập – xuất – tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương.
  • Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, pha chế xăng dầu, xuất khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu.
  • Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý là tổng đại lý, đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.
  • Ký hợp đồng mua, bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác; hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu.
  • Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
  • Bán buôn xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp.
  • Quản lý hệ thống phân phối xăng dầu, các thương nhân thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, ổn định thị trường, giá cả.
  • Lập kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh xăng dầu của mình tại các vùng, miền và các tỉnh, thành phố đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
  • Căn cứ thời điểm được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, cáo cáo kết quả thực hiện lộ trình điều kiện cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu gửi về Bộ Công Thương kèm theo các tài liệu chứng minh.

Ngành nghề kinh doanh

thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-xang-dau

Ngành nghề kinh doanh xăng dầu

Ngành nghề công ty kinh doanh xăng dầu cần đăng ký

  • 4661 – Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;
  • 4730 – Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh;
  • 4610 – Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa (trừ đấu giá tài sản, hàng hóa);
  • 4933 – Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển).

Quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy

Trong quá trình hoạt động, cơ sở kinh doanh xăng dầu phải duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Các loại Giấy phép con cần chuẩn bị sau khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

  • Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
  • Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập Công ty kinh doanh xăng dầu

Để thành lập công ty kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp cần phải xác định loại hình công ty như: công ty TNHH một hoặc hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh xăng dầu cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
  • Điều lệ công ty xăng dầu.
  • Danh sách các cổ đông hoặc thành viên công ty.
  • Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Văn bản ủy quyền đối với trường hợp người khác thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.

Quy trình thành lập Công ty kinh doanh xăng dầu

thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-xang-dau

Thủ tục thành lập công ty xăng dầu

Xác định loại hình doanh nghiệp và Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ:

Thương nhân khi muốn thành lập doanh nghiệp thì trước hết cần phải xác định loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở công ty cũng như lựa chọn người đại diện theo pháp luật. Sau khi chọn được loại hình phù hợp, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mà chúng tôi đã đề cập mục trên.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 cách sau để nộp hồ sơ thành lập công ty kinh doanh xăng dầu:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục đã quy định.

Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả:

Sau 3 ngày làm việc, cơ quan phòng đăng kí kinh doanh sẽ trả kết quả, nếu hồ sơ không hợp lệ thì ra thông báo bằng văn bản về nội sung sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ tiến hành cấp giấy phép thành lập công ty kinh doanh xăng dầu.

Khắc dấu:

Sau khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp cần tiến hành khắc dấu doanh nghiệp về số lượng, hình thức, mẫu dấu do công ty quyết định và tiến hành thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý sau khi thành lập công ty:

Sau khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu, thì doanh nghiệp không được bỏ qua những thủ tục sau:

  • Tiến hành góp vốn để mở công ty;
  • Đóng các loại thuế sau khi mở công ty;
  • Đăng ký mở tài khoản ngân hàng và báo số tài khoản;
  • Đăng ký chữ ký số và dùng chữ ký số để nộp thuế;
  • Thông báo phát hành hóa đơn;
  • Tiến hành treo bảng hiệu công ty.

Một số lưu ý khi thành lập Công ty xăng dầu

Lưu ý đối với loại hình doanh nghiệp

  • Hiện nay pháp luật quy định nhiều loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp được phép thành lập. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên có cái nhìn khách quan, tìm hiểu kỹ các ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
  • Chủ công ty xăng dầu có thể cân nhắc và chọn loại hình công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần làm hình thức hoạt động cho doanh nghiệp mình.

Lưu ý đối với vốn Công ty

Khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu cần chuẩn bị về vốn sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí xây dựng trạm, thiết kế quầy hàng, các hệ thống phòng cháy chữa cháy và đầu tư thiết bị.
  • Vốn lưu động.
  • Chi phí thuê nhân viên.

Lưu ý về địa điểm kinh doanh

  • Địa điểm kinh doanh các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với qui hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Trường hợp địa phương chưa lập qui hoạch, phải được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan được UBND tỉnh, thành phố uỷ quyền chấp nhận cho xây dựng.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập Công ty kinh doanh xăng dầu

thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-xang-dau

Các loại thuế, lệ phí nhà nước phải đóng sau khi thành lập công ty?

  • Lệ phí môn bài;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân.

Cơ quan cấp giấy phép con khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép con là Sở công thương.

Với toàn bộ kiến thức về thủ tục thành lập Công ty kinh doanh xăng dầu mà Luật Vạn Phúc chia sẻ đến quý bạn đọc, hi vọng sẽ giúp doanh nghiệp phần nào nắm được những quy định pháp luật khi thành lập công ty.

Chúng ta thấy, thủ tục thành lập công ty không mất nhiều thời gian và không quá phức tạp nếu như nắm rõ được những quy định của pháp luật liên quan. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức không nắm bắt được hết các quy định do nhiều quá nhiều văn bản pháp luật quy địn, chồng chéo thông tin gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Để có thể giảm thiểu rủi ro pháp lý, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, khách hàng có thể liên hệ ngay cho Luật Vạn Phúc để được sử dụng trọn gói các dịch vụ về thành lập công ty kinh doanh xăng dầu như:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục thành lập công ty kinh doanh xăng dầu;
  • Hỗ trợ và tư vấn đến khách hàng những ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp để đưa ra quyết định phù hợp.
  • Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ  thành lập công ty kinh doanh xăng dầu.
  • Thay mặt, đại diện khách hàng hoàn thành các thủ tục sau khi thành lập công ty.

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc còn cung cấp các thủ tục về: thành lập công ty nước uống đóng chai, thành lập công ty game online,…. để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty game online mới nhất hiện nay

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

 

0932350835