Sự gia tăng dân số nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến những phức tạp trong lĩnh vực đất đai, nhà ở. Tranh chấp đất đai luôn là những tranh chấp khó giải quyết, cần phải vận dụng nhiều quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Vạn Phúc xin gửi đến quý khách hàng bài viết quy định về tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp lối đi chung nói riêng để quý khách hàng có thể nắm khái quát được những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này.

Cơ sở pháp lý

  • Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013.
  • Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015.

tranh chấp lối đi chun

Lối đi chung là gì?

  • Căn cứ Bộ luật dân sự (BLDS) 2015, không có định nghĩa thế nào là “lối đi chung” mà pháp luật đã dùng thuật ngữ khác là “lối đi qua”. Cho nên có thể hiểu hai thuật ngữ này được dùng thay thế cho nhau.
  • Theo đó, lối đi chung là phần diện tích đất được phân chia ra để các chủ thể sử dụng đất dùng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Đơn giản hơn, khi có bất động sản bị vây bọc bởi một bất động sản khác và hộ dân trong bất động sản bị vây bọc đó bắt buộc phải đi qua lối đi của một bất động sản khác đó thì mới ra được đường công cộng thì đó được gọi là ngõ đi chung.

Đặc điểm của tranh chấp lối đi chung

Tranh chấp lối đi chung là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra trong quá trình sử dụng lối đi chung và thường rất phổ biến trong đời sống hiện nay.

Các hình thức tranh chấp lối đi chung

Việc tranh chấp lối đi chung thường được xảy ra với rất nhiều các hình thức khác nhau, tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp là ai, tranh chấp về vấn đề gì…Tuy nhiên, thông thường, các hình thức tranh chấp lối đi chung là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích xoay quanh những nội dung như: mở lối đi chung, ai là người có quyền sử dụng ngõ đi chung, hành vi cản trở lối đi chung…

Lịch sử hình thành lối đi chung

Lối đi chung thường được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, thường đó có thể hình thành từ việc người sử dụng đất chia tách thửa đất hoặc do phân chia tài sản hay chuyển nhượng…

Quyền yêu cầu công nhận lối đi chung

Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015, Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Như vậy, chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối đi ra đường công cộng thì họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận lối đi chung.

Giải quyết tranh chấp lối đi chung

Giải quyết tranh chấp lối đi chung

Các hình thức giải quyết tranh chấp

Hiện nay, nhìn chung có 3 hình thức giải quyết tranh chấp về lối đi chung. Khi có tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề, các bên chủ thể liên quan có thể thỏa thuận với nhau nhằm tìm ra hướng giải quyết hoặc đối với trường hợp nhất định thì cần tiến hành tự hòa giải trước. Sau đó, nếu hòa giải không thành thì có thể yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê về ưu/nhược điểm của các phương thức:

Thỏa thuận Hòa giải tại cơ sở Khởi kiện
Khái niệm Các bên tự thỏa thuận, thương lượng với nhau nhằm đi đến hướng giải quyết. Phương pháp này không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chỉ diễn ra giữa các bên liên quan Đây là phương thức được nhà nước khuyến khích thực hiện khi xảy ra tranh chấp. Phương thức này sẽ có sự tham gia của bên thứ ba là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng sẽ dựa trên sự thỏa thuận của các bên có liên quan Khi không đạt được thỏa thuận hoặc hòa giải không thành thì các bên sẽ tiến hành khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết
Ưu điểm Đỡ tốn kém chi phí, thời gian tố tụng. Hòa khí, hạn chế tốn kém chi phí tố tụng. Có hướng giải quyết nhanh chóng dựa vào phán quyết của cơ quan có thẩm quyền, mang lại kết quả rõ ràng.
Nhược điểm Đôi khi do mâu thuẫn lợi ích quá gay gắt nên các bên sẽ không đạt được thỏa thuận của mình Vì là hòa giải nên nếu một bên không đồng ý thì các bên cũng sẽ khó đạt được thỏa thuận, không dung hòa lợi ích với nhau. Tốn kém chi phí, thời gian đi lại

Nên lựa chọn hình thức nào để giải quyết tranh chấp ?

Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định, tranh chấp lối đi chung đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì các bên có thể lựa chọn giải quyết tại Tòa án hoặc UBND cấp có thẩm quyền, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Và tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 nhà nước cũng khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp trước. Do vậy, chúng tôi nhận thấy, hình thức tự thỏa thuận hay tự hòa giải là phương thức tối ưu hơn.

Nêu một số câu hỏi thường gặp

Tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề có thể được giải quyết tại Tòa án nhân dân không?

Trả lời: Tranh chấp lối đi chung có thể được giải quyết tại Tòa án trong trường hợp các bên có hoặc không có Giấy chứng nhận; Hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì có thể Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng. Và cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể khác theo quy định của pháp luật như: Người khởi kiện có quyền khởi kiện; Thuộc thẩm quyền của Tòa án theo loại việc; Tranh chấp chưa được giải quyết; Phải được hòa giải tại UBND cấp xã.

Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp ngõ đi chung tại UBND cấp có thẩm quyền thì ai sẽ là người có  thẩm quyền giải quyết?

Trả lời: Tùy vào trường hợp cụ thể mà chủ thể có thẩm quyền giải quyết khác nhau. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Thứ hai, trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Án phí khi khởi kiện tranh chấp lối đi chung nộp ở đâu?

Trả lời: Sau khi hồ sơ khởi kiện được Tòa án tiếp nhận, quý khách hàng sẽ nhận được thông báo tạm ứng án phí. Và tạm ứng án phí tranh chấp lối đi chung sẽ được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Sau khi nộp tạm ứng án phí xong, quý khách hàng sẽ nộp lại biên lai cho Tòa án. Sau đó, Tòa sẽ ra thông báo thụ lý vụ án tranh chấp lối đi qua.

Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung là gì?

Trả lời: Trước hết, các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết. Nếu giải quyết không được thì có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Nếu hòa giải không thành thì quý khách có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi có đất để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp lối đi chung diễn ra một cách rất thường xuyên trên thực tế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể mà người dân cần phải nắm rõ những quy định của pháp luật để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì thế, Luật Vạn Phúc với đội ngũ luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu về pháp luật đất đai luôn sẵn sàng hỗ trợ từ vấn cho quý khách trong những tranh chấp về lối đi chung.

Chúng tôi cam kết thời hạn và chi phí khi sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp lối đi qua của Luật Vạn Phúc, sẽ đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ thỏa thuận, tuân thủ đúng quy định pháp luật với chi phí vô cùng hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. Khi dùng dịch vụ, quý khách hàng sẽ không phải đi lại nhiều mà đội ngũ nhân viên Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng nhiệt tình và tận tâm.

Đọc thêm:

Luật dân sự quy định về quyền mở lối đi qua như thế nào?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo luật mới nhất

 

0932350835