Hiện nay, trong tình hình kinh tế hội nhập, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang có xu hướng đầu tư tại Việt Nam. Do đó, pháp luật ngày càng quy định nhiều hình thức đầu tư tại Việt Nam như thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam, thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh,…

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư bằng cách thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định về người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài, điều kiện người đứng đầu chi nhánh, thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh? Người đứng đầu chi nhánh có được ký hợp đồng?. Trong bài viết này, Vạn Phúc Luật xin đề cập đến toàn bộ các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại việt nam là gì?

Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện và Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có quy định về người đứng đầu Chi nhánh thương nhân nước ngoài như sau:

“Điều 33. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.”

Như vậy, căn cứ theo quy định về người đứng đầu chi nhánh nêu trên, người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thể hiểu là cá nhân được thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm quản lý hoạt động của một chi nhánh của họ tại Việt Nam trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền, theo quy định của pháp luật Việt Nam gọi là “Người đứng đầu chi nhánh”.

Người đứng đầu chi nhánh thực hiện vai trò người đại diện theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài để triển khai kinh doanh theo phạm vi đăng ký của chi nhánh.

Thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam tuân theo quy định nội bộ của thương nhân nước ngoài.

Nguoi dung dau chi nhanh cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam la ai ă

Những ai được làm Người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam?

Người đứng đầu chi nhánh của thương nhân nước ngoài do thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm căn cứ theo các quy định nội bộ của thương nhân nước ngoài về điều kiện người đứng đầu chi nhánh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại khoản 8 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện và Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Quyền hạn của Người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam?

Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được quyền thực hiện các hoạt động của mình và của Chi nhánh theo pháp luật Việt Nam trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền;

Nghĩa vụ của Người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam?

  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền cũng như các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Khi Người đứng đầu Chi nhánh xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh theo pháp luật khi. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  • Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đứng đầu Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Chi nhánh trở lại làm việc tại Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
  • Trường hợp người đứng đầu Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.

Lưu ý: Người đứng đầu chi nhánh có được ký hợp đồng?

Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh ký kết hợp đồng mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của thương nhân nước ngoài.

Ai trả lương cho Người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại việt nam?

Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm quản lý hoạt động của một chi nhánh của họ tại Việt Nam, vì vậy thương nhân nước ngoài là người trả lương cho người đứng đầu chi nhánh theo quy chế tiền lương, tiền thưởng của thương nhân nước ngoài.

Nguoi dung dau chi nhanh cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam la ai 2

Người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam có phải phải xin giấy phép lao động không?

Đối tượng phải xin giấy phép lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức quy định tại Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong trường hợp là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng phải xin giấy phép lao động.

Người đứng đầu chi nhánh có phải đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân không?

Người đứng đầu chi nhánh có phải đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động (gồm người lao động là công dân Việt Nam và người lao động là người nước ngoài) và người sử dụng lao động. Như vậy, người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong trường hợp là người lao động Việt Nam hay người lao động nước ngoài đều phải đóng bảo hiểm xã hội.

Người đứng đầu chi nhánh có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều 2 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ sung 2012 là:

  • Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Trong đó Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
  • Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên.

Theo đó, người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài căn cứ theo quy định nêu trên nộp thuế TNCN khi có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Nguoi dung dau chi nhanh cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam la ai 3

Qua bài viết trên đây, Luật Vạn Phúc đã khái quát toàn bộ các quy định của pháp luật Việt Nam về người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài. Chúng tôi hy vọng thông qua nội dung bài viết, doanh nghiệp có thể nắm rõ được các nội dung pháp lý cơ bản quy định về người đứng đầu chi nhánh thương nhân nước ngoài.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng còn vướng mắc, cần luật sư tư vấn chi tiết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến thủ tục mở văn phòng, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam vui lòng liên hệ Công ty TNHH tư vấn Vạn Phúc Luật để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết của đội ngũ luật sư doanh nghiệp (luật sư chuyên sâu về luật doanh nghiệp và luật đầu tư…) nhé.

Đọc thêm

Chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Nghĩa vụ thuế của chi nhánh là gì? Chi nhánh phải nộp những loại thuế gì?

0932350835