노동 법률 자문 서비스

노동법은 끊임없이 변화하는 복잡한 법률 분야입니다. 노동자와 사용자의 합법적인 권리와 이익을 보호하기 위해 노동법 규정을 정확히 이해하는 것이 중요합니다.

지난 몇 년 동안에 VPL 변호사들은 노동자와 사용자, 특히 외국인 사용자에게 노동법 자문 서비스를 제공해드리며 변화무쌍한 베트남 노동법 상황에 올바른 방향으로 나아갈 수 있도록 지원했습니다.

VPL의 노동법 자문 변호사들은 기업이 직면할 수 있는 대부분의 어려움을 해결해본 풍부한 경험을 갖추고 있습니다. 사용자이든 노동자이든 VPL의 노동 및 고용 법률 자문 변호사는 빠르게 변화하는 법률 및 사회 환경 , 글로벌 기준 (노동법 기준 포함)에 적응하는 속도가 빨라짐에 따라 합법적이고 정당한 이익을 보호할 수 있도록 도와드립니다.

VPL의 노동 법률 자문 변호사들은 노동 및 고용과 관련된 법률 문제 자문 및 해결에 풍부한 경험과 전문성을 갖추고 있습니다. 저희는 외국인 투자 기업, 국영 기업을 포함한 다양한 기관의 경영진, 법무팀, 인사 관리 부서를  정기적으로 지원하고 있습니다.

저희의 서비스

VPL SẼ LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

Đối với VPL, mang đến mục đích mang đến hiệu quả cho khách hàng luôn đặt lên hàng đầu. Luật sư của chúng tôi luôn cố gắng cung cấp dịch vụ pháp lý hoàn hảo cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qúy khách có nhu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động vui lòng liên hệ với luật sư của VPL để được tư vấn.

Dịch Vụ Luật sư tư vấn cho cá nhân, doanh nghiệp

VPL사무소와 약속 예약하기

  • VPL사무소의 법률부부터 전화 및 이메일
  • 제공하신 정보의 기밀 보장 약속
  • VPL 변호사와의 약속
  • 귀사의 요구 사항에 맞는 해법
또는 핫라인 0247 650 7999로 연락하세요.



    CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    Tìm hiểu về tư vấn luật lao động?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động 2019 thì có 02 loại hợp đồng lao động bao gồm:

    • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
    • Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như hết hạn hợp đồng lao động, đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo,…

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp phải đóng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, bao gồm:

    • Bảo hiểm xã hội (BHXH): gồm 03 quỹ: quỹ ốm đau, thai sản, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ hưu trí và tử tuất.
    • Bảo hiểm y tế (BHYT): giúp người lao động được khám chữa bệnh, mua thuốc, vật tư y tế, thanh toán viện phí theo quy định.
    • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): giúp người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc làm.

    Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP.

    Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức quy định là vi phạm quy định này và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP.

    Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP.

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động phải đóng mức bảo hiểm là 21,5%, bao gồm:

    • Bảo hiểm xã hội (BHXH): 18%, trong đó:

    – Quỹ ốm đau và thai sản: 3%

    – Quỹ hưu trí và tử tuất: 14%

    – Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5%

    • Bảo hiểm y tế (BHYT): 3%
    • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): 1%

    Để tham gia BHXH bắt buộc, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:

    • Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc
    • Nộp hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc
    • Nộp tiền đóng BHXH bắt buộc

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương, tiền công, thù lao, tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc của người lao động theo quy định của pháp luật.

    • Mức lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động.
    • Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 20 tháng lương cơ sở.
    • Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng.

    Như vậy, mức lương đóng bảo hiểm xã hội có thể thay đổi tùy theo mức lương tháng của người lao động và mức lương cơ sở.

    Việc xử lý kỷ luật lao động phải được thực hiện theo đúng quy trình và trình tự quy định tại Điều 122 của Bộ luật Lao động năm 2019. Quy trình xử lý kỷ luật lao động bao gồm các bước sau:

    • Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm của người lao động
    • Bước 2: Thông báo về hành vi vi phạm của người lao động
    • Bước 3: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động
    • Bước 4: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động
    • Bước 5: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật lao động

    Nếu người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động không đúng quy trình và trình tự thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

    • Người sử dụng lao động cần lưu ý xác định đúng hành vi vi phạm của người lao động. Nếu xác định sai hành vi vi phạm thì người sử dụng lao động sẽ không thể áp dụng hình thức kỷ luật lao động đối với người lao động.
    • Người sử dụng lao động cần đảm bảo việc thông báo về hành vi vi phạm của người lao động, thành phần tham dự cuộc họp, thẩm quyền, đối tượng xử lý kỷ luật lao động và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động,…
    • Căn cứ Điều 187 Bộ Luật lao động 2019 thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
      1. Hòa giải viên lao động;
      2. Hội đồng trọng tài lao động;
      3. Tòa án nhân dân.
    • Quy trình xây dựng công đoàn bao gồm các bước sau:
      • Bước 1: Tập hợp người lao động
      • Bước 2: Trình hồ sơ thành lập công đoàn
      • Bước 3: Tổ chức Đại hội thành lập công đoàn cơ sở
      • Bước 4: Thông báo thành lập công đoàn cơ sở
      • Bước 5: Đăng ký hoạt động công đoàn

      Sau khi hoàn thành các bước trên, công đoàn cơ sở chính thức được thành lập và hoạt động

    Doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau khi xây dựng công đoàn:

      • Cần tập hợp đủ số lượng người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn.
      • Hồ sơ thành lập công đoàn phải được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ.
      • Đại hội thành lập công đoàn cơ sở phải được tổ chức đúng quy định.
      • Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải được bầu ra một cách dân chủ và minh bạch.
      • Công đoàn cơ sở phải được đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Xử phạt vi phạm

    Điều 8 Bộ Luật lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như phân biệt đối xử trong lao động, ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động, sử dụng lao động chưa đủ tuổi theo quy định, sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động,….

    Theo theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp không ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

    Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì hành vi Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định của doanh nghiệp có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

    Căn cứ Điểm c Khoản 5 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì hành vi Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng của doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

    Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì hành vi Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật của doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

    Căn cứ Điểm đ Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì hành vi Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

    Thẩm quyền xử phạt của từng cơ quan được quy định cụ thể tại Chương V Nghị định số 12/2022/NĐ-CP. Theo đó, có những cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm về lao động như Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thanh tra lao động, Cục trưởng Cục An toàn lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội,…

    Tìm hiểu dịch vụ tư vấn luật lo động của VPL

    Nội dung dịch vụ tư vấn luật lao động của VPL bao gồm các vấn đề sau:

    • Tư vấn về các quy định của pháp luật lao động về Hợp đồng lao động,tiền lương, trợ cấp, hời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Kỷ luật lao động. Giải quyết tranh chấp lao động
    • Tư vấn về các thủ tục hành chính liên quan đến lao động
    • Tư vấn về các hồ sơ, tài liệu liên quan đến lao động
    • Tư vấn về các vấn đề pháp lý khác liên quan đến lao động

    VPL có đội ngũ Luật sư chuyên làm nhiệm vụ tư vấn cho doanh nghiệp. Do đó, khi nhận được yêu cầu của doanh nghiệp, trong vòng 24 giờ làm việc, Luật sư sẽ đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng qua các hình thức như điện thoại, email, phát hành ý kiến pháp lý bằng văn bản,… Đối với những việc phức tạp, cần thời gian nghiên cứu hồ sơ thì Luật sư sẽ báo trước thời gian phản hồi ý kiến tư vấn đến doanh nghiệp.

    VPL có các gói dịch vụ tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp như: Gói cơ bản, Gói chuyên nghiệp, gói thịnh vượng,…Doanh nghiệp có thể xem thêm tại đây: https://vanphuclawfirm.com/luat-su-tu-van-phap-luat-lao-dong/

    VPL hiểu rằng thông tin doanh nghiệp là tài sản quý giá và cần được bảo vệ, do đó VPL cam kết bảo mật thông tin cho doanh nghiệp. VPL cam kết sẽ sử dụng thông tin doanh nghiệp một cách cẩn trọng và bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích tư vấn và không tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý của doanh nghiệp

    Khi doanh nghiệp gặp vấn đề pháp lý, VPL sẽ tư vấn cho doanh nghiệp theo các bước sau:

    • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp
    • Bước 2: Phân tích vấn đề pháp lý
    • Bước 3: Tư vấn cho doanh nghiệp
    • Bước 4: Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các giải pháp pháp lý

    VPL sẽ tư vấn cho doanh nghiệp một cách toàn diện và chính xác, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của VPL. VPL sẽ luôn lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp pháp lý phù hợp nhất.

    VPL cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

    VPL có đội ngũ Luật sư và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm có thể giao tiếp, tư vấn trực tiếp bằng các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn,….

    Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu báo giá dịch vụ, VPL sẽ gửi đề xuất báo giá dịch vụ đến thông tin mà bạn đăng ký (trừ ngày Lễ, Tết và Thứ 7, Chủ nhật).

    Khi sử dụng dịch vụ của VPL, khách hàng phải tạm ứng trước 50% giá trị dịch vụ ngay sau khi hai bên ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý. 

    Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của VPL, VPL sẽ xuất hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của Luật quản lý thuế.

    Trong trường hợp VPL không hoàn thành công việc theo thỏa thuận trong Hợp đồng, VPL sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận từ khách hàng, trừ trường hợp khách hàng đơn phương chấm dứt Hợp đồng trái pháp luật. 

    Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của VPL, hai bên sẽ ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong đó nêu rõ phạm vi công việc, phí dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên, kết quả công việc và các điều khoản khác theo quy định của pháp luật. 

    Đội ngũ Luật sư, chuyên viên của VPL sẽ hỗ trợ tư vấn, đàm phán, thương lượng tại Công ty khách hàng đối với những trường hợp cần sự tư vấn và làm việc trực tiếp.

    Tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp là một hoạt động cung cấp thông tin, giải thích, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động.

    Mục đích của tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp là giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định của pháp luật lao động, từ đó xây dựng và thực hiện các chính sách, quy chế lao động phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động.

    Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn luật lao động của VPL, đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm của VPL sẽ đại diện khách hàng làm việc với người sử dụng lao động khi có ủy quyền của khách hàng.

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu của doanh nghiệp, trong vòng 24 giờ làm việc, VPL sẽ đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng qua các hình thức như điện thoại, email, phát hành ý kiến pháp lý bằng văn bản,… Đối với những việc phức tạp, cần thời gian nghiên cứu hồ sơ thì VPL sẽ báo trước thời gian phản hồi ý kiến tư vấn đến doanh nghiệp.

    Việc xây dựng và thực hiện các chính sách, quy chế lao động phù hợp với quy định của pháp luật lao động sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Sử dụng dịch vụ tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp có những lợi ích sau:

    • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định của pháp luật lao động
    • Giúp doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro pháp lý trong lĩnh vực lao động
    • Giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả
    • Tiết kiệm thời gian và chi phí
    • Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

    Các hình thức tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp bao gồm:

    – Tư vấn bằng văn bản 

    – Tư vấn trực tiếp tại văn phòng doanh nghiệp.

    –  Tư vấn qua điện thoại, email,…

    –  Tư vấn qua các phần mềm, ứng dụng tư vấn pháp luật.

    Phí dịch vụ tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc, uy tín của công ty luật,…Ngoài ra, phí dịch vụ tư vấn luật lao động còn phụ thuộc vào các gói dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn.

    Câu trả lời là chắc chắn có. Pháp luật lao động là một lĩnh vực pháp luật phức tạp và luôn có sự thay đổi. Do đó, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật lao động là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Luật sư chuyên luật lao động có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định của pháp luật lao động, từ đó xây dựng và thực hiện các chính sách, quy chế lao động phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động.

    Kinh nghiệm của VPL khi tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp

    Khi công ty không nắm rõ pháp luật lao động sẽ gặp phải những khó khăn sau:

    • Gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động: Việc không nắm rõ pháp luật lao động có thể khiến người sử dụng lao động thực hiện sai các quyền và nghĩa vụ của mình đối với người lao động, dẫn đến việc người lao động không được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
    • Gây ra tranh chấp lao động: Việc vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động có thể dẫn đến tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Các tranh chấp lao động có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Gây thiệt hại cho doanh nghiệp: Việc vi phạm pháp luật lao động có thể khiến doanh nghiệp phải chịu các hình thức xử phạt hành chính, thậm chí phải bồi thường thiệt hại cho người lao động.

    VPL là một công ty luật uy tín với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp luật lao động giàu kinh nghiệm, VPL đã tư vấn và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật lao động, tránh vi phạm pháp luật và phát sinh các tranh chấp lao động.

    Một số lưu ý khi lựa chọn dịch vụ tư vấn luật lao động:

    • Uy tín của công ty luật: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn dịch vụ tư vấn luật lao động. Bạn nên tìm hiểu về uy tín của công ty luật, bao gồm kinh nghiệm, chuyên môn, đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp luật lao động,…
    • Chuyên môn của luật sư và chuyên viên tư vấn:  Bạn nên tìm hiểu về chuyên môn và kinh nghiệm của luật sư và chuyên viên tư vấn pháp luật lao động trước khi lựa chọn.
    • Chi phí tư vấn:  Bạn nên tham khảo chi phí tư vấn của nhiều công ty luật trước khi lựa chọn.
    • Đội ngũ tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp: Đội ngũ tư vấn cần nhiệt tình và chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.

    Để sử dụng dịch vụ tư vấn luật lao động, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số nội dung sau:

    • Thông tin về doanh nghiệp: Bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, email,…
    • Các vấn đề cần tư vấn: Doanh nghiệp cần nêu rõ các vấn đề cần tư vấn, bao gồm những vấn đề cụ thể, những thắc mắc, những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải.
    • Các tài liệu liên quan: Nếu có các tài liệu liên quan đến vấn đề cần tư vấn, doanh nghiệp cần cung cấp cho công ty luật để hỗ trợ việc tư vấn được chính xác và hiệu quả hơn.