Bộ luật Dân sự hiện hành đã dành hẳn một chương quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và kèm theo những quy định để bảo vệ những quyền ấy. Một trong các phương thức để bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là quyền kiện đòi tài sản. Trên thực tế, việc kiện đòi tài sản cũng diễn ra khá nhiều bởi hiện nay có nhiều quan hệ dân sự phát sinh làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự trong việc bảo vệ tài sản của mình. Chính vì thế, Luật Vạn Phúc xin gửi đến quý khách hàng bài viết về Kiện đòi tài sản theo quy định của BLDS một cách khái quát nhất để quý khách có thể nắm rõ quy trình kiện đòi tài sản này.

Cơ sở pháp lý

Điều 166 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015.

Kiện đòi tài sản là gì?

  • Theo quy định của pháp luật, không ai có thể bị hạn chế hay tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản một cách hợp pháp của chủ thể có liên quan. Và một trong những quyền ấy đó chính là quyền được kiện đòi lại tài sản.
  • Như vậy, kiện đòi lại tài sản là một phương thức để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp. Là việc chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

kiện đòi tài sản

Quy định đòi lại tài sản

Điều kiện để đòi lại tài sản

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc đòi lại tài sản cần phải có những điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết bắt buộc có ở mọi trường hợp là đối tượng khởi kiện đòi lại tài sản phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Các trường hợp khác đó là:

  • Đối với trường hợp “Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình” thì điều kiện để đòi lại tài sản như sau:

+ Tài sản có được này phải thông qua hợp đồng không có đền bù (hoặc hợp đồng có đền bù trong trường hợp động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu)

+ Chủ thể là người đang thực tế chiếm hữu/sử dụng tài sản đó không có căn cứ do pháp luật quy định.

+ Chủ sở hữu phải chứng minh được tài sản chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đó là tài sản của chính mình.

  • Đối với trường hợp “Bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng chiếm hữu ngay tình tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thông qua hợp đồng có đề bù và theo ý chí của người chiếm hữu có căn cứ pháp luật như cho mượn, cho thuê…”: chủ sở hữu trong trường hợp này sẽ không được kiện đòi lại tài sản của người đang thực tế chiếm hữu tài sản đó mà sẽ kiện người mình đã chuyển giao tài sản kia.
  • Đối với trường hợp “Bị đơn là người chiếm hữu không có căn pháp luật nhưng ngay tình đối với bất động sản và tài sản phải đăng ký quyền sở hữu”: chủ sở hữu có quyền yêu cầu đòi lại tài sản.
  • Hồ sơ để đòi lại tài sản

kien-doi-tai-san-theo-quy-dinh-cua-BLDS

Để khởi kiện đòi lại tài sản, quý khách hàng cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau:

+ Các giấy tờ chứng minh nhân thân của mình, của người có liên quan như: giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu….

+ Các tài liệu chứng cứ chứng minh việc khởi kiện đòi lại tài sản là có căn cứ và đúng với quy định của pháp luật.

+ Các tài liều, chứng cứ chứng minh lỗi hay dấu hiệu vi phạm của những chủ thể có liên quan.

+ Biên lai đã nộp lệ phí/ tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật.

+ Các tài liệu khác có liên quan.

Đối tượng của kiện đòi lại tài sản

Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Vậy, đối tượng của kiện đòi lại tài sản chính là tài sản. Theo quy định tại Điều 105 BLDS, tài sản sẽ gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên, do đặc thù của quyền kiện đòi lại tài sản, nên không phải những loại tài sản nào được liệt kê tại Điều 105 trên cũng là đối tượng của kiện đòi tài sản. Mà đó phải là những vật có thực và đang tồn tại trên thực tế. Quyền tài sản là loại tài sản vô hình nên không thể xem là đối tượng của quyền kiện đòi tài sản được.

Như vậy, đối tượng của kiện đòi lại tài sản sẽ là: vật, tiền, giấy tờ có giá.

Phương thức kiện đòi lại tài sản

Kiện đòi tài sản được pháp luật quy định khá rõ ràng và đầy đủ về phương thức bao gồm: chủ thể có quyền, đối tượng khởi kiện, quan hệ hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn…. Phương thức kiện đòi lại tài sản này cũng như các phương thức kiện đòi dân sư khác, nó đều tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp để họ có thể chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình một cách nhanh chóng và thuận tiện

Các trường hợp áp dụng kiện đòi lại tài sản

Những trường hợp được áp dụng kiện đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật là:

+ Trường hợp đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

+ Bị đơn là người chiếm hữu không có căn pháp luật nhưng ngay tình đối với bất động sản và tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

kien-doi-tai-san-theo-quy-dinh-cua-BLDS

Các trường hợp không được kiện đòi lại tài sản

Tuy pháp luật quy định chủ thể có liên quan có thể khởi kiện đòi lại tài sản nhưng không phải lúc nào họ cũng có quyền này, trong một số trường hợp nhất định thì họ sẽ không được kiện đòi lại tài sản.

Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.  Đơn cử như trường hợp: Bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng chiếm hữu ngay tình tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thông qua hợp đồng có đề bù và theo ý chí của người chiếm hữu có căn cứ pháp luật như cho mượn, cho thuê…

Quy trình kiện đòi tài sản

kien-doi-tai-san-theo-quy-dinh-cua-BLDS

Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc kiện đòi tài sản theo quy định của pháp luật thì chủ thể khởi kiện cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như ở phần trên đã liệt kê. Và quý khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật để tránh mất thời gian, công sức đi lại cũng như là cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý nhanh hơn.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và những hồ sơ có liên quan đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật. Có thể nộp bằng các hình thức sau:

+ Trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi qua dịch vụ bưu chính;

+ Hoặc gửi bằng hình thức trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

+ Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ xem xét, kiểm tra nội dung đơn khởi kiện và nếu xét thấy đúng thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Trong thời hạn 15 ngày khi nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí rồi nộp lại biên lai cho Tòa án, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết.

+ Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục chuẩn bị xét xử để đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Ngoài ra, nếu có đơn kháng cáo, kháng nghị thì sẽ giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Và còn có thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng.

Thời hiệu kiện đòi lại tài sản

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay không có quy định cụ thể nào về thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản. Tuy nhiên, trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có đề cập đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, trong đó tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Vậy, có thể hiểu thời kiện khởi kiện đòi lại tài sản là vĩnh viễn, trừ trường hợp việc chiếm hữu tài sản đó đã được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo thời hiệu. Pháp luật quy định như vậy là để bảo vệ quyền lợi của công dân một cách tối ưu nhất.

Lệ phí kiện đòi tài sản

Khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp kiện đòi lại tài sản thì đương sự phải nộp án phí, lệ phí. Mức án phí, lệ phí được xác định theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể mà mức án phí sẽ khác nhau được xác định theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Một số câu hỏi thường gặp về kiện đòi tài sảnkien-doi-tai-san-theo-quy-dinh-cua-BLDS

Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ?

Trả lời: Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với những quy định sau đây sẽ được xem là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Vật nào được xem là đối tượng của kiện đòi tài sản ?

Trả lời: không phải vật nào cũng được xem là đối tượng của kiện đòi tài sản, mà đó phải là những vật có thực và đang tồn tại trên thực tế.

Nếu vật đó hiện không còn tồn tại hay bị mất thì có được khởi kiện đòi lại tài sản không ?

Trả lời: Nếu vật hiện không còn tồn tại do đã bị mất (mà không xác định được ai là người đang thực tế chiếm hữu) hoặc bị tiêu hủy thì cũng không thể áp dụng biện pháp kiện đòi lại tài sản được. Trường hợp này thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp chỉ có thể áp dụng biện pháp kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hồ sơ khởi kiện đòi lại tài sản bằng tiếng nước ngoài thì phải làm sao ?

Trả lời: đối với các tài liệu, hồ sơ khởi kiện đòi lại tài sản nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì trước khi nộp đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần được dịch sang tiếng Việt. Các bản tài liệu khác nếu được nộp bằng bản sao thì cần được xác nhận sao y bản chính theo đúng quy định.

Luật Vạn Phúc là nơi uy tín và có kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn giải quyết tranh chấp kiện đòi tài sản theo quy định của BLDS. Với đội ngũ luật sư và những chuyên viên pháp lý vô cùng tâm huyết, chúng tôi cam kết thời hạn và chi phí khi sử dụng dịch vụ tư vấn của công ty chúng tôi sẽ đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ thỏa thuận, tuân thủ đúng quy định pháp luật với chi phí vô cùng hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng để quý khách hiểu rõ bản chất của vấn đề, hiểu rõ thủ tục, quy trình theo quy định của pháp luật để bảo vệ tối ưu nhất quyền lới của quý khách.

Trên đây là bài viết kiện đòi tài sản theo quy định của BLDS của Luật Vạn Phúc.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn hay Dịch vụ luật sư giải quyết đòi lại tài sản vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Đọc thêm: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chuẩn pháp lý hiện nay

Đọc thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp uy tín nhất

 

0932350835