Kinh doanh như thế nào để thu được lợi nhuận, cũng như kinh doanh thế nào là hợp pháp đúng quy định của pháp luật. Để hiểu rõ các vấn đề pháp lý có liên quan về kinh doanh karaoke chủ cơ sở kinh doanh cần lưu ý những điều gì? Khi kinh doanh karaoke cần thực hiện những công việc như thế nào để không bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật. Hãy cùng luật Vạn Phúc tìm hiểu 7 kinh nghiệm kinh doanh karaoke để có thể kinh doanh một cách an toàn mà không vi phạm pháp luật nhé.

Kinh nghiệm kinh doanh karaoke

Lựa chọn mô hình kinh doanh?

Chủ quán karaoke kinh tiến hành hoạt động kinh doanh cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện của bản thân. Từ đó hiểu rõ các vấn đề pháp lý của từng loại mô hình tránh những trường hợp bị xử phạt vi phạm.

Hiện tại, chủ cơ sở kinh doanh có thể chọn một trong hai loại hình kinh doanh cụ thể như sau:

Hộ kinh doanh.

Công ty.

  • Ưu nhược điểm 2 loại hình này.

Tùy vào từng mô hình kinh doanh có những ưu và nhược điểm như sau:

  • Hộ kinh doanh
  • Ưu điểm:

Quy mô kinh doanh nhỏ chính vì vậy vấn đề quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nhân viên dưới 10 người vì vậy có thể quản lý điều hành tốt nhất.

Vốn đầu tư ít phù hợp với những chủ cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ.

Thủ tục pháp lý đơn giản và nhanh chóng.

Nghĩa vụ về thuế đơn giản và ít hơn so với loại hình kinh doanh là công ty

  • Nhược điểm:

Chỉ có nhân viên dưới 10 thành viên cho nên quy mô kinh doanh nhỏ, cho nên khi muốn mở rộng thị trường kinh doanh có chút khó khăn.

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân chính vì vậy chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của chủ cơ sở kinh doanh.

Khả năng huy động vốn bị hạn chế do quy mô kinh doanh nhỏ.

Như vậy, khi kinh doanh karaoke chủ cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn hộ kinh doanh với mức vốn vừa và nhỏ.

  • Công ty
  • Ưu điểm:

Có tư cách pháp nhân, vì vậy chịu trách nhiệm hữu hạn với mức vốn mà đầu tư

Khả năng huy động vốn cao

Mở rộng quy mô, thị trường tiêu thụ từ đó tăng thêm lợi nhuận

  • Nhược điểm:

Khi thành lập công ty cần có quy định về vốn

Số lượng thành viên nhiều chính vì vậy vấn đề quản lý, điều hành khó khăn

Nghĩa vụ về thuế phức tạp hơn hộ kinh doanh

Như vậy, kinh nghiệm kinh doanh karaoke chủ cơ sở kinh doanh cần phải lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với bản thân để từ đó hoạt động hợp pháp tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm.

KHÔNG MUỐN BỊ XỬ PHẠT CHỦ QUÁN KARAOKE PHẢI BIẾT 7 ĐIỀU SAU

Các loại thuế phải nộp?

Khi kinh doanh karaoke tùy vào mô hình kinh doanh mà có nghĩa vụ về thuế khác nhau cụ thể như sau:

  • Hộ kinh doanh:

Lệ phí môn bài

Thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập cá nhân

  • Công ty:

Lệ phí môn bài

Thuế doanh nghiệp

Thuế giá trị gia tăng…

Như vậy, tùy từng mô hình kinh doanh mà có nghĩa vụ nộp thuế khác nhau từ đó thực hiện nghĩa vụ đúng quy định của pháp luật, tránh những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đến với Vạn Phúc luật bạn sẽ được hỗ trợ dịch vụ tư vấn về giấy tờ, hồ sơ cần phải có khi kinh doanh karaoke. Với đội ngũ tư vấn kinh nghiệm kinh doanh karaoke quý khách hàng sẽ được hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng để có thể kinh doanh karaoke một cách an toàn, đúng luật pháp.

Bên cạnh đó với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm,

Cơ sở vật chất

Kinh doanh karaoke điều kiện về cơ sở vật chất đúng quy định không bị xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

  • Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ
  • Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Như vậy, kinh doanh karaoke không bị xử phạt vi phạm cần đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở kinh doanh.

Giấy phép cần có?

Bên cạnh đăng ký giấy phép kinh doanh karaoke trọn gói khi kinh doanh karaoke cần các loại giấy tờ như sau:

  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Giấy phép an ninh trật tự
  • Cam kết bảo vệ môi trường
  • Giấy phép kinh doanh rượu
  • Giấy phép kinh doanh thuốc lá
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Như vậy, tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm về giấy phép kinh doanh chủ cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép con.

Nhân viên lao động?

Nhân viên lao động trong các cơ sở kinh doanh cụ thể như sau:

  • Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên;
  • Nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

Như vậy, khi sử dụng nhân viên lao động mà vi phạm những điều kiện trên sẽ bị xử phạt vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Trách nhiệm chủ kinh doanh karaoke.

Tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm chủ cơ sở kinh doanh karaoke cần có trách nhiệm cụ thể như sau:

  • Chỉ sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
  • Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
  • Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
  • Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
  • Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
  • Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
  • Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
  • Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy vào phòng hát karaoke hoặc khách có nghi vấn sử dụng ma túy.

Như vậy, khi vi phạm về điều kiện về trách nhiệm của chủ cơ sơ kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

KHÔNG MUỐN BỊ XỬ PHẠT CHỦ QUÁN KARAOKE PHẢI BIẾT 7 ĐIỀU SAU

Xử phạt vi phạm

Kinh doanh karaoke vị phạm pháp luật cần bị xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động.
  3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  6. Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
  7. Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
  8. Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định;

b) Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường;

c) Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;                                                                                                                                     d) Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke;

đ) Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;                                                   e) Kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi người

g) Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa dưới 200 mét.

10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định;

b) Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;

c) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.

Như vậy, khi vi phạm một trong những trường hợp như trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định cụ thể như trên.

Nội dung bài viết trên đây là tổng hợp các kinh nghiệm kinh doanh karaoke mà quý khách hàng cần phải biết. Công ty Luật Vạn Phúc cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh karaoke tư với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Đặc biệt, Luật Vạn Phúc sẽ làm rõ những điều mà chủ cơ sở karaoke cần chú ý và bị xử phạt vi phạm bao nhiêu. Việc nắm rõ các quy định pháp luật về điều kiện, quy trình về việc kinh doanh karaoke là rất quan trọng để tránh những hậu quả pháp lý về sau. Khách hàng có nhu cầu làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke tại Luật Vạn Phúc sẽ được sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh karaoke trọn gói.

Đọc thêm:

Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh cầm đồ

Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn

0932350835