Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc đang dần phổ biến trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Việc xác định hợp đồng đặt cọc có hiệu lực hay không? Các tranh chấp xảy ra do nguyên nhân từ đâu? Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc nào phù hợp với vụ việc? Luật Vạn Phúc chia sẻ đến các bạn hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc qua bài viết dưới đây để có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

Một số tranh chấp về hợp đồng đặt cọc thường gặp

Theo quy định pháp luật, đặt cọc là một giao dịch dân sự được xác lập với mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng được thực hiện trong tương lai. Hình thức của việc đặt cọc có thể bằng lời nói hoặc văn bản. Vì vậy, rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng đặt cọc trong các giao dịch liên quan đến bất động sản và hoạt động kinh doanh thương mại như:

  • Tranh chấp về mức phạt cọc, nồi thường thiệt hại khi một trong các bên không công nhận thỏa thuận đặt cọc;
  • Tranh chấp do một bên không có quyền thực hiện hợp đồng;
  • Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

huong-dan-giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-dat-coc-

Một số phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Các phương thức giải quyết tranh chấp

Hiện nay, tranh chấp hợp đồng đặt cọc được giải quyết bằng các phương thức: thương lượng, hòa giải và tòa án. Mỗi phương thức giải quyết sẽ có sự khác nhau về tính chất pháp lí, nội dung thủ tục và trình tự tiến hành. Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc, chúng ta cần xem xét mức độ và lợi thế của mỗi phương thức tranh chấp hợp đồng đặt cọc để có thể lựa chọn phương thức phù hợp.

So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp thỏa thuận, bàn bạc để giải quyết mọi vướng mắc phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại.

Lợi thế của thương lượng là đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp, các bên có thể cùng nhau tháo gỡ những bất đồng phát sinh để giải quyết tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba nào.

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm một giải pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, bên thứ ba không có quyền quyết định hay áp đặt vấn đề gì để ràng buộc và quyền quyết định vẫn thuộc về các bên tranh chấp.

Quá trình hòa giải không chịu sự chi phối của pháp luật về thủ tục và hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Đây cũng là một phương thức mà được nhiều người lựa chọn để giải quyết.

Tòa án

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử của Tòa án là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Tòa án có thể thực hiện trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới.

Phán quyết của Tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh ý chí quyền lực nhà nước và được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Đưa ra khuyến nghị

Khi có tranh chấp hợp đồng đặt cọc xảy ra, chúng ta nên ngồi lại với nhau để thương lượng, bàn bạc tìm ra cách giải quyết đảm bảo được quyền và lợi ích của cả hai. Trường hợp không thể thương lượng thì khởi kiện tại Tòa án sẽ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả vì nó theo một trình tự, thủ tục nhất định.

Tòa án cũng là phương thức giải quyết được hầu hết các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp tiền đặt cọc mua đất, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua nhà, mua xe,…vì kết quả giải quyết tại Tòa án sẽ được bảo đảm thi hành bởi Nhà nước. Tuy nhiên, nó sẽ có những bất lợi như: thời gian giải quyết lâu và phải nộp tạm ứng lệ phí, án phí cho cơ quan có thẩm quyền.

huong-dan-giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-dat-coc-

Kinh nghiệm khi giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Trong quá trình giao kết hợp đồng đặt cọc, các bên thực hiện thường xuyên xảy ra các tranh chấp phát sinh. Với nhiều năm làm việc và tư vấn về hợp đồng đặt cọc, Luật vạn Phúc xin chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm khi giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc sau đây:

  • Trước khi khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc cần thu thập các chứng cứ chứng minh để áp dụng giải quyết tranh chấp được thuận lợi, nhanh chóng.
  • Việc lựa chọn phương thức và cơ quan giải quyết tranh chấp rất quan trọng. Vì có nhiều trường hợp nếu giải quyết thương lượng, hòa giải sẽ hiệu quả hơn so với việc khởi kiện ra tòa án. Việc đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, kinh nghiệm của Luật sư tham gia giải quyết.
  • Tòa án là cách được nhiều người lựa chọn để giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc mua đất. Quyết định của Tòa án là bản án, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên thủ tục khởi kiện tranh chấp tại Tòa án cũng khá phức tạp và không phải ai cũng nắm được. Để có thể giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án bạn cần phải nắm được các vấn đề sau:

+ Thẩm quyền giải quyết  tranh chấp hợp đồng đặt cọc;

+ Điều kiện để giải quyết tranh chấp;

+ Thủ tục tố tụng tại Tòa án.

+ Kỹ năng tranh tụng tại Tòa án.

  • Đối với phương thức hòa giải khi tham gia buổi hòa giải tranh chấp hợp đồng đặt cọc cần để ý tránh thiếu sót thành phần tham gia để có tránh trường hợp hòa giải thiếu sót, không đủ thành phần dẫn đến việc biên bản hòa giải không được chấp nhận.

huong-dan-giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-dat-coc-

Một số câu hỏi thường gặp

Tranh chấp khi các bên không thỏa thuận về việc xử lý đặt cọc?

Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:

  • Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS.
  • Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
  • Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 146 BLDS.
  • Đối với các trường hợp được hướng dẫn trên, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.

Thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc bằng Tòa án?

Đối với phương thức khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Tòa án là phương thức được xem là hiệu quả nhất nhưng mất nhiều thời gian. Thông thường, thời gian giải quyết được kéo dài từ 04 đến 08 tháng. Chính vì vậy trước khi tiến hành giao kết hợp đồng đặt cọc thì các bên nên tìm hiểu quy định pháp luật và soạn hợp đồng đặt cọc chặt chẽ để hạn chế tối đa xảy ra tranh chấp.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

  • Đơn khởi kiện hợp đồng đặt cọc mua đất theo mẫu.
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
  • Bản sao giấy tờ của người khởi kiện: Hộ khẩu, căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Với đội ngũ Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm, tận tâm trong công việc, Luật vạn Phúc tự tin mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn và tranh tụng liên quan đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc hiệu quả nhất. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được thực hiện các nội dung sau:

  • Tư vấn những vấn đề pháp lý phát sinh khi thực hiện hợp đồng đặt cọc;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng đặt cọc;
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp hợp đồng đặt cọc;
  • Hỗ trợ công chứng hợp đồng đặt cọc;
  • Tham gia tranh tụng liên quan đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc;

Đọc thêm:

Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà, lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc

0932350835