Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động giảm vốn điều lệ. Nhằm giúp các thành viên công ty cổ phần có cái nhìn khái quát nhất về việc vốn điều lệ công ty, Luật Vạn Phúc sẽ tổng hợp các vấn đề pháp lý về thay đổi vốn điều lệ công ty qua bài viết sau đây.

Các trường hợp và điều kiện để giảm vốn điều lệ công ty

Có thể nói rằng việc Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ vốn điều lệ là vốn thực góp đã tháo gỡ được vướng mắc cho doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi vốn điều lệ. Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã khẳng định công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn. Còn đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần thì việc giảm vốn điều lệ cũng chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định.

giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Tuy đã có sự đơn giản hoá về thủ tục nhưng giảm vốn vẫn khá phức tạp và khó thực hiện hơn tăng vốn điều lệ

Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp được hoạt động với đúng mức vốn điều lệ của mình cũng như để đối tác, bạn hàng xác định chính xác quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ xác định rõ các trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như điều kiện để thực hiện việc thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ trong 03 trường hợp như sau:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật Doanh nghiệp;
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.

Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Đối với những doanh nghiệp không có bộ phận pháp lý hoặc chưa có kinh nghiệm, nên nhờ đến đơn vị tư vấn để thực hiện hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty

  • Thông báo về việc giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần;
  • Biên bản của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn  công ty cổ phần;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn của công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông công ty cổ phần;
  • Thông báo lập sổ cổ đông công ty cổ phần;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn. Báo cáo tài chính phải đảm bảo tiền mặt đủ để hoàn trả vốn góp cho cổ đông, cũng như đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần.

Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

Thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần

giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Tóm tắt quy trình thay đổi vốn điều lệ công ty

Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố.

Trong vòng từ 03 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ cho công ty;
Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có);

Hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/07/2015 doanh nghiệp sẽ được nhận 02 loại giấy tờ như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hiện nay chỉ còn 04 nội dung là: Tên công ty; Địa chỉ trụ sở; Vốn điều lệ; Người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm các nội dung: Ngành nghề kinh doanh; Thông tin đăng ký thuế; Danh sách cổ đông sáng lập; Thông tin về người quản lý doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Sau khi thay đổi giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.
Sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục Công bố thông tin thay đổi giảm vốn công ty cổ phần trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố sẽ cấp cho doanh nghiệp Giấy Biên nhận công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài

Trong trường hợp việc giảm vốn của doanh nghiệp làm giảm mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như sau:

  • Kê khai và nộp mẫu 08-MST;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung;

Thủ tục giảm vốn Công ty cổ phần phức tạp và thực hiện khó khăn hơn nhiều so với thủ tục tăng vốn điều lệ. Vì vậy, các cổ đông sáng lập công ty cần cân nhắc kĩ về khả năng tài chính của doanh nghiệp mình để đăng ký số vốn Điều lệ cho phù hợp nhằm hạn chế những thủ tục phức tạp trong quá trình giảm vốn.

Dịch vụ giảm vốn điều lệ uy tín, chuyên nghiệp

Trong quá trình thực hiện dịch vụ giảm vốn điều lệ cho khách hàng, Luật Vạn Phúc sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn điều kiện giảm vốn điều lệ công ty;
  • Tư vấn tỷ lệ giảm vốn phù hợp theo quy định;
  • Tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục giảm vốn công ty;
  • Tư vấn lập báo cáo tài chính phù hợp theo hoạt động của công ty và quy định pháp luật để đủ điều kiện giảm vốn công ty;
  • Trực tiếp soạn thảo hồ sơ thay đổi giảm vốn điều lệ cho công ty;
  • Trực tiếp thay mặt cho công ty, doanh nghiệp nộp hồ sơ giảm vốn điều lệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trao đổi với chuyên viên thụ lý hồ sơ, sửa chữa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
  • Nhận kết quả hồ sơ thay đổi vốn điều lệ và chuyển cho khách hàng;
  • Tư vấn các vấn đề cần làm sau khi giảm vốn công ty;…

Với đội ngũ tư vấn viên là các luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, giàu chuyên môn và hết lòng vì khách hàng, Vạn Phúc Luật luôn được đánh giá cao trong tư vấn pháp luật về doanh nghiệp – đầu tư.

Trên đây là tư vấn chi tiết của Vạn Phúc Luật, quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc Quý khách có nhu cầu đừng ngần ngại liên hệ với Luật Vạn Phúc qua địa chỉ email luatvanphuc@gmail.com hoặc Hotline 0932 350 835 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Có thể bạn quan tâm:

0932350835