Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với xu thế mở rộng thị trường kinh doanh như hiện nay, một số doanh nghiệp nước ngoài đã và đang xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh tại nước ta. Một trong những hình thức phổ biến để mở rộng phạm vi kinh doanh là thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chủ thể chưa biết lựa chọn hình thức nào cho phù hợp với mục đích kinh doanh và sự khác nhau giữa hai hình thức nêu trên. Bài viết dưới đây đưa ra những quan điểm về điểm giống và khác nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến sự khác nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng đón nhận bài viết sau:

Khái niệm văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Để so sánh văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, trước hết cần tìm hiểu khái niệm của hai hình thức này:

  • Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
  • Còn chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam được hiểu là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005)

So sánh văn phòng đại diện và chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Sự giống nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hai hình thức văn phòng đại diện và chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam có các điểm giống nhau sau đây:

  • Thứ nhất, về căn cứ pháp lý: Luật Thương mại năm 2005; Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
  • Thứ hai, đều là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài;
  • Thứ ba, cả hai hình thức đều không có tư cách pháp nhân, hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó;
  • Thứ tư, cả hai hình thức đều được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thứ năm, có con dấu mang tên Văn phòng đại diện/Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thứ sáu, thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện/Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thứ bảy, được phép tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện/Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thứ tám, thực hiện nghĩa vụ báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện/Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
  • Thứ chín, bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện, Chi nhánh do thương nhân nước ngoài quyết định.

Diem giong nhau va khac nhau giua van phong dai dien va chi nhanh cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam 1

Sự khác nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

(1) Về mặt chức năng

  • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam: Chỉ thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền, thực hiện chức năng văn phòng để liên lạc, tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
  • Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền. Trong trường hợp hoạt động trong các ngành nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(2) Về mặt thẩm quyền cấp giấy phép thành lập

  • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam: Ngoài khu công ngiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao: Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện. Trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao: Ban quản lý
  • Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Bộ Công thương thực hiện việc cấp Giấy phép thành lập chi nhánh trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

(3) Về mặt điều kiện cấp giấy phép thành lập

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.

Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

(4) Về mặt hồ sơ cấp giấy phép thành lập

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  • Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện.
Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  • Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh.

(5) Về mặt các loại thuế

  • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam: Thuế thu nhập cá nhân.
  • Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Thuế giá trị gia tăng; Thuế môn bài; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân.

(6) Về mặt hoạch toán thuế

  • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam: Kê khai độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện quản lý.
  • Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Được lựa chọn hình thức hoạch toán độc lập hoặc phụ thuộc.

(7) Về việc ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn

  • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam: Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế; Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
  • Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Được phép ký hợp đồng kinh tế; Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.

Diem giong va khac nhau giua van phong dai dien va chi nhanh cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam

Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh? Câu trả lời của tác giả là thành lập chi nhánh công ty nước ngoài. Bởi lẽ qua việc phân biệt dựa trên các tiêu chí như trên, có thể thấy chi nhánh có nhiều ưu điểm hơn như có thể mở rộng thị trường, ký kết các hợp đồng kinh tế, tham gia vào việc kinh doanh của công ty;…. Tuy nhiên, chi nhánh cũng có hạn chế trong việc phải đóng nhiều loại thuế cho ngân sách nhà nước.

Qua việc phân biệt sự khác nhau giữa hai hình thức văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, người đọc có thể phân biệt được hai hình thức này. Căn cứ vào nhu cầu, mục đích kinh doanh cũng như định hướng hoạt động của công ty nước ngoài để lựa chọn hình thức đơn vị phụ thuộc cho phù hợp.

  • Trường hợp công ty đang muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, trao đổi hồ sơ, chăm sóc khách hàng, mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh tại tỉnh thành phố đó thì nên lựa chọn hình thức văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
  • Trường hợp công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng, mở rộng phạm vi hoạt động, đẩy mạnh kinh doanh, tăng lợi nhuận và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng, công ty nên chọn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Dù hình thức nào cũng cần lưu ý, một công ty nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên đây là toàn bộ nội dung pháp luật về điểm giống và khác nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam mà chúng tôi muốn gửi tới quý bạn đọc. Việc thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài cần có nhiều hồ sơ, quy trình thực hiện phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức, chính vì vậy với đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm lâu đời trong vấn đề thành lập doanh nghiệp, văn phòng và chi nhánh, Công ty TNHH tư vấn Vạn Phúc Luật chắc chắn là sự lựa chọn tối ưu cho Quý khách hàng trong việc giải quyết vấn đề này. Đến với Công ty, quý khách hàng sẽ được tư vấn và giải quyết hồ sơ một cách chính xác, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Để được nhân viên của Công ty tư vấn hoặc có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty TNHH tư vấn Vạn Phúc Luật:

Đọc thêm

Chức năng của vpdd nước ngoài tại Việt Nam

Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

0932350835